Lạm dụng rượu có thể gây rối loạn tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu.
Bà Nguyễn Thị Liên chăm sóc chồng bị loạn thần do rượu.
TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng khoa điều trị rối loạn liên quan đến lạm dụng chất, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết: “Rượu có thể gây rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu)”.
Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tiếp nhận khoảng 20 – 30 bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu . Đa phần các bệnh nhân đều là nam giới trong độ t.uổi 30 – 50 t.uổi.
Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường không ăn, không ngủ, mê sảng. Trường hợp nặng thì bị kích động, có biểu hiện tấn công người khác, không điều khiển được cảm xúc.
Chuyên gia lý giải, loạn thần do rượu hay do ngộ độc rượu mạn tính gây ra. Rối loạn tâm thần có biểu hiện gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu.
Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt. Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có t.iền sử uống rượu trên 10 năm.
Bà Nguyễn Thị Liên (Hà Nội) – người nhà một bệnh nhân loạn thần do rượu hiện được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chia sẻ: “Ông nhà tôi những lúc bình thường, ông rất hiền. Tuy nhiên, dạo gần đây, mỗi khi uống rượu, ông có biểu hiện như hoang tưởng. Ông tưởng tượng rất nhiều và nói nhiều”.
Bệnh loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu.
Cũng theo bà Liên, khoảng nửa tháng gần đây, ông thường xuyên mắng con và ghen tuông, đ.ánh v.ợ. Khi vừa nhập viện, phải nhiều bác sĩ mới có thể giữ được bệnh nhân này, bởi ông có biểu hiện hoang tưởng nhiều. Những ngày đầu vừa nhập viện, ông vật vã nhiều, chân tay run. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, hiện tại, chồng bà Liên đã ổn định.
“Khi ở nhà, ông sử dụng rượu ngâm, rượu nếp. Tuy nhiên, gia đình không thể theo sát được nên không biết ông uống số lượng là bao nhiêu”, bà Liên tâm sự.
TS.BS Tuấn lý giải, bệnh loạn thần do rượu xảy ra khi cơ thể không đào thải được các độc tố có trong rượu. Từ đó, gây ứ đọng và tác động đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó, gây rối loạn chuyển hoá, làm suy giảm các chức năng gan, thận.
Đồng thời, ảnh hưởng vùng cảm xúc, vùng trí nhớ trên của não và khả năng điều khiển hành vi. Loạn thần do rượu xảy ra ảo giác chiếm ưu thế, thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính sau 10 năm.
Điều đáng lưu ý, hầu hết những bệnh nhân nghiện rượu đều không nghĩ mình đang mắc bệnh. Do đó, họ thường không hợp tác với các y bác sĩ. Mặc dù cai nghiện rượu không khó, nhưng nguy cơ tái nghiện rất cao.
TS.BS Tuấn khuyến cáo, người nghiện rượu có dấu hiệu loạn thần cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị đúng cách. Trong khi đó, gia đình và xã hội cần kiên trì vận động để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu. Không nên kì thị, xa lánh mà cần giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
Tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ nhờ ngồi thiền hàng ngày
Thiền là phương pháp tập trung tâm trí có thể ngồi ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên ít ai biết được lợi ích tuyệt vời của thiền đối với sức khỏe.
Ngồi thiền là gì?
Tư thế ngồi thiền phổ biến nhất (Ảnh minh họa)
Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến sự “tỉnh giác, giải thoát và giác ngộ”. Khi mới bắt đầu tập ngồi thiền, bạn cần tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ như linh ảnh một vị Bồ tát, Phật, Mạn-đồ-la…), tập trung quan sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như lòng từ bi, quán tính vô thường…). Sau đó, bạn sẽ thực hành việc phải thoát ra được sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng để tiến đến trạng thái vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào.
Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ đạt được một trạng thái gọi là “tính không”, tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn, giải tỏa những căng thẳng, phiền não và cảm nhận được cuộc sống xung quanh, trầm tư suy nghĩ theo chiều sâu hoặc củng cố niềm tin.
6 lợi ích của việc ngồi thiền mỗi ngày
Thiền có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi (Ảnh minh họa)
Thiền giúp giảm stress, kiểm soát căng thẳng
Nghiên cứu từ đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên giúp làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Thực hành thiền sẽ làm lắng dịu mọi suy tư và giúp tâm chúng ta có thời gian thư giãn cần thiết.
Thiền giúp giấc ngủ được cải thiện
Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt, từ đó gạt bớt được những phiền muộn, lo lắng, tăng cường sức mạnh tinh thần. Khi thiền định, cơ thể sẽ được hấp thụ những nguồn năng lượng tích cực, não bộ được nghỉ ngơi giúp phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, chúng ta dễ dàng có được một giấc ngủ ngon sau khi ngồi thiền.
Thiền giúp tăng cường miễn dịch
Thiền giúp cơ thể đối phó với stress và tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)
Những người tập yoga và thiền sẽ tăng cường khả năng phục hồi và sử dụng năng lượng của cơ thể. Quá trình này dẫn tới việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như đối phó với stress.
Thiền giúp tâm trạng hưng phấn hơn
Thiền giúp thúc đẩy sản xuất serotonin trong cơ thể của bạn, làm cho tâm trạng của bạn vui vẻ hơn. Khi bạn thiền định kỳ vào buổi sáng, bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
Thiền giúp hỗ trợ tuần hoàn m.áu
Ngồi thiền còn đi kèm với các hoạt động thở điều tiết, thở đúng cách. Trong khi thiền định, không hối thúc, thở gấp sẽ có tác dụng tới việc tuần hoàn m.áu trong cơ thể. Oxy, chất dinh dưỡng được chuyển tải tốt, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu m.áu lên não, đến các đầu ngón tay, chân gây tê nhức.
Thiền làm giảm các rối loạn tâm thần và trầm cảm
Thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ đó giải phóng ta khỏi sự bế tắc với các tư tưởng tiêu cực. Thiền giúp mở rộng tâm, cho phép chúng ta nhìn mọi việc dưới góc độ khách quan và tích cực hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể hiệu quả ngang với liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc chống trầm cảm đối dành cho người bị lo âu hoặc trầm cảm.