Nhiều phụ nữ lo ngại rằng, việc dùng thuốc ngừa thai sẽ làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần như làm tăng nguy cơ trầm cảm… và từ bỏ hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả này.
Thế nhưng một nghiên cứu mới cho biết, thuốc viên và các dạng nội tiết tố khác kiểm soát sinh sản không làm tăng nguy cơ này.
Tiến sĩ Jessica Kiley, trưởng khoa sản và phụ khoa tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, ở Chicago, tác giả nghiên cứu cho biết, đây là một mối quan tâm rất phổ biến. Đối với một số bệnh nhân bị rối loạn lo âu, khi được thảo luận về tác dụng phụ tiềm ẩn của biện pháp tránh thai, họ rất lo lắng. Chúng tôi hy vọng sẽ khuyến khích phụ nữ tập trung vào nhu cầu tránh thai của họ và tìm hiểu về các lựa chọn không có khả năng gây trầm cảm.
Các biện pháp tránh thai nội tiết tố mà các tác giả đề cập tới bao gồm thuốc tránh thai, vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) và vòng â.m đ.ạo. Nghiên cứu, được công bố trực tuyến mới đây trên Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ , là một đ.ánh giá toàn diện về các nghiên cứu đã được công bố về các phương pháp kiểm soát sinh sản dành cho phụ nữ bị rối loạn tâm thần.
Các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đối với phụ nữ bị rối loạn tâm thần đã phát hiện ra tỷ lệ tương tự về các triệu chứng tâm trạng ở phụ nữ bất kể họ có đang sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố hay không. Trong một số trường hợp, các biện pháp tránh thai thậm chí có thể ổn định các triệu chứng tâm trạng của phụ nữ bị rối loạn tâm thần. Và căng thẳng về thể chất và tinh thần khi mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra một đợt trầm cảm mới và tái phát, bao gồm cả trầm cảm sau sinh. Các tác giả nghiên cứu cho biết.
Các tác giả hy vọng, những phát hiện này sẽ khuyến khích sự hợp tác nhiều hơn giữa bác sĩ phụ khoa và bác sĩ tâm thần, những người có thể làm việc cùng nhau để giúp đỡ những bệnh nhân chung của họ. Vì các bác sĩ tâm thần thường không được đào tạo đầy đủ về các biện pháp tránh thai để tư vấn đúng cách cho phụ nữ về các lựa chọn kiểm soát sinh sản của họ, và phụ nữ cũng nên được kiểm tra trầm cảm tại các cuộc hẹn khám phụ khoa định kỳ.
Điều quan trọng là phải có được cảm nhận cơ bản về sức khỏe tâm thần của phụ nữ trước khi sử dụng biện pháp tránh thai, vì vậy bác sĩ tâm thần có thể theo dõi các triệu chứng này sau khi bắt đầu sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ bị rối loạn lưỡng cực, những người có tâm trạng thay đổi thất thường xung quanh chu kỳ k.inh n.guyệt.
Mặc dù tương tác giữa thuốc điều trị tâm thần và thuốc tránh thai là không thường xuyên, nhưng các bác sĩ cần lưu ý những trường hợp ngoại lệ quan trọng. Những trường hợp ngoại lệ đó bao gồm thuốc chống loạn thần clozapine và carbamazepine thuốc chống động kinh / lưỡng cực, đôi khi có thể gây trở ngại cho một số biện pháp tránh thai. Các hợp chất tự nhiên như St. John’s Wort cũng có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố. TS Katherine Wisner, giám đốc Trung tâm Asher về Nghiên cứu và Điều trị Rối loạn Trầm cảm nhấn mạnh.
Tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ nhờ ngồi thiền hàng ngày
Thiền là phương pháp tập trung tâm trí có thể ngồi ở bất cứ đâu cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên ít ai biết được lợi ích tuyệt vời của thiền đối với sức khỏe.
Ngồi thiền là gì?
Tư thế ngồi thiền phổ biến nhất (Ảnh minh họa)
Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến sự “tỉnh giác, giải thoát và giác ngộ”. Khi mới bắt đầu tập ngồi thiền, bạn cần tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ như linh ảnh một vị Bồ tát, Phật, Mạn-đồ-la…), tập trung quan sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như lòng từ bi, quán tính vô thường…). Sau đó, bạn sẽ thực hành việc phải thoát ra được sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng để tiến đến trạng thái vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào.
Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ đạt được một trạng thái gọi là “tính không”, tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn, giải tỏa những căng thẳng, phiền não và cảm nhận được cuộc sống xung quanh, trầm tư suy nghĩ theo chiều sâu hoặc củng cố niềm tin.
6 lợi ích của việc ngồi thiền mỗi ngày
Thiền có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi (Ảnh minh họa)
Thiền giúp giảm stress, kiểm soát căng thẳng
Nghiên cứu từ đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên giúp làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Thực hành thiền sẽ làm lắng dịu mọi suy tư và giúp tâm chúng ta có thời gian thư giãn cần thiết.
Thiền giúp giấc ngủ được cải thiện
Theo các nhà tâm lý học, việc ngồi thiền giúp chúng ta bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể xem xét lại mọi sự việc một cách sáng suốt, từ đó gạt bớt được những phiền muộn, lo lắng, tăng cường sức mạnh tinh thần. Khi thiền định, cơ thể sẽ được hấp thụ những nguồn năng lượng tích cực, não bộ được nghỉ ngơi giúp phục hồi và cân bằng tâm sinh lý. Vì vậy, chúng ta dễ dàng có được một giấc ngủ ngon sau khi ngồi thiền.
Thiền giúp tăng cường miễn dịch
Thiền giúp cơ thể đối phó với stress và tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)
Những người tập yoga và thiền sẽ tăng cường khả năng phục hồi và sử dụng năng lượng của cơ thể. Quá trình này dẫn tới việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như đối phó với stress.
Thiền giúp tâm trạng hưng phấn hơn
Thiền giúp thúc đẩy sản xuất serotonin trong cơ thể của bạn, làm cho tâm trạng của bạn vui vẻ hơn. Khi bạn thiền định kỳ vào buổi sáng, bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy năng lượng.
Thiền giúp hỗ trợ tuần hoàn m.áu
Ngồi thiền còn đi kèm với các hoạt động thở điều tiết, thở đúng cách. Trong khi thiền định, không hối thúc, thở gấp sẽ có tác dụng tới việc tuần hoàn m.áu trong cơ thể. Oxy, chất dinh dưỡng được chuyển tải tốt, giảm thiểu nguy cơ bị thiếu m.áu lên não, đến các đầu ngón tay, chân gây tê nhức.
Thiền làm giảm các rối loạn tâm thần và trầm cảm
Thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ đó giải phóng ta khỏi sự bế tắc với các tư tưởng tiêu cực. Thiền giúp mở rộng tâm, cho phép chúng ta nhìn mọi việc dưới góc độ khách quan và tích cực hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể hiệu quả ngang với liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc chống trầm cảm đối dành cho người bị lo âu hoặc trầm cảm.