Nếu như trước kia đái tháo đường chỉ xuất hiện trong độ t.uổi trên 40, rồi dần ở độ t.uổi 30 thì nay đã có cả ở t.rẻ e.m.
Bác sĩ Phan Thanh Tâm – phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật phát biểu tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng Ngày đái tháo đường thế giới – Ảnh: THU HIẾN
Sáng 14-11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phối hợp Hội Y tế công cộng TP.HCM tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày đái tháo đường thế giới với chủ đề “Sống khỏe với đái tháo đường”.
Mục tiêu của chiến dịch hưởng ứng ngày đái tháo đường và tháng đái tháo đường thế giới năm 2020 là nâng cao nhận thức về tác động của bệnh đái tháo đường đối với gia đình và phát huy vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa và giáo dục đối với căn bệnh này.
Đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết tại Việt Nam có khoảng 3,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2019, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040.
Trong một nghiên cứu năm 2020 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên t.rẻ e.m từ 11 đến 14 t.uổi đã phát hiện 1/2.880 trẻ mắc đái tháo đường type 2, chiếm 0,0035%. Bên cạnh đó, tỉ lệ rối loạn đường huyết lúc đói của trẻ lên đến 6,1%. Đây là mối nguy cơ dẫn đến sự trẻ hóa bệnh đái tháo đường cực lớn về sau.
Người trẻ tham gia kiểm tra đường huyết – Ảnh: THU HIẾN
Bác sĩ Hồ Đắc Phương – khoa nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, cho biết các dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Đối với đái tháo đường type 2 có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đã có t.rẻ e.m trong độ t.uổi từ 1-2 bị đái tháo đường.
Các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa được thông qua hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, trong đó gia đình đóng vai trò nòng cốt.
Việc nhận thức các yếu tố nguy cơ của bệnh, nắm kiến thức về dinh dưỡng, vận động sẽ giúp tạo môi trường sống lành mạnh, qua đó giúp phòng ngừa bệnh cũng như giảm các biến chứng của bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thực hiện ghép thận thành công
Ngày 12-10, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương, cho biết, BV vừa thực hiện ghép thận thành công với sự hỗ trợ chuyên môn của BV Trung ương Huế.
Bác sĩ đang thăm hỏi, trò chuyện với bệnh nhân
Trường hợp ghép là bệnh nhân nam, 63 t.uổi, ở quận 8, TPHCM. Bệnh nhân được chạy thận nhân tạo định kỳ 3 lần/tuần được gần 1,5 năm tại Khoa Thận – lọc m.áu với chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu m.áu cục bộ, bệnh 3 nhánh mạch vành, rối loạn lipid m.áu, phình giáp đa hạt, sỏi túi mật.
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là trường hợp ghép tương đối phức tạp vì bệnh nhân có nhiều bệnh lý đi kèm, cũng như tiên lượng về kỹ thuật ngoại khoa do mạch m.áu của bệnh nhân bị hẹp và xơ vữa nhiều, tuy nhiên tương hợp miễn dịch học giữa người cho – nhận thận lại rất tốt. Trước ghép, bệnh nhân được tiến hành cắt túi mật phòng ngừa n.hiễm t.rùng sau ghép, được can thiệp đặt 2 stent mạch vành trước ghép 3 tháng, song song việc điều chỉnh ổn định các thông số sinh hóa m.áu cũng như nâng đỡ tổng trạng cơ thể trong điều kiện tối ưu nhất cho cuộc ghép thận.
Tổng thời gian phẫu thuật gồm lấy và ghép thận kéo dài khoảng 4 giờ 30 phút. Ngay sau kết nối mạch m.áu thận ghép với mạch m.áu người nhận, bệnh nhân đã có những giọt nước tiểu đầu tiên với sự vui mừng phấn khởi của toàn thể ê kíp phẫu thuật. Sau ghép, tình trạng bệnh nhân ổn định dần. Đến nay, bệnh nhân có chức năng thận ghép tốt và đã hoàn toàn ổn định từ ngày thứ 5 sau ghép.