Tin từ BV Đà Nẵng cho biết, các biết sĩ Khoa Nội – Tiêu hóa vừa cấp cứu trường hợp nam thanh niên 18 t.uổi, không may nuốt phải chiếc muỗng nhựa khi ăn.
Em Đ.T.H. (18 t.uổi), ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng, không may nuốt phải muỗng nhựa khi đang ăn.
Em được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng đau bụng thượng vị, buồn nôn. Qua chụp CT Scan bụng, X. Quang bụng đứng, ghi nhận dị vật cản quang trong lòng dạ dày bệnh nhân.
Hình ảnh chiếc muỗng nhựa qua CT Scan bụng bệnh nhân
Bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa, thống nhất thực hiện nội soi thực quản dạ dày có gây mê để gắp dị vật. Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày lấy dị vật và lấy ra một muỗng nhựa dài khoảng 12 cm, rộng khoảng 2,5 cm.
Được biết, trong cùng ngày, Khoa Nội – Tiêu hóa của Bệnh viện Đà Nẵng cũng tiếp nhận trường hợp nuốt phải dị vật.
Ông V. T.T. (74 t.uổi), cũng ở quận Thanh Khê, vào bệnh viện trong tình trạng đau bụng hạ vị kèm đại tiện phân lỏng. Bệnh nhân cho biết, cách 2 tuần có nuốt dị vật răng giả.
Hình ảnh chiếc răng giả rơi trong ổ bụng bệnh nhân V.T.T 74 t.uổi
Kết quả chụp CT scan bụng có dị vật cản quang gây viêm và thủng đại tràng sigma, viêm phúc mạc khu trú. Bệnh nhân được hội chẩn bác sĩ trực Ngoại tiêu hóa, chuyển mổ cấp cứu lấy dị vật ra ngoài là cung răng gắn 3 răng giả, làm h.ậu m.ôn nhân tạo.
Sau khi lấy dị vật, hiện tại tình hình 2 bệnh nhân ổn định và dự kiến được xuất viện trong vài ngày ngày tới.
Theo ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Xứng, Trưởng Khoa Nội – Tiêu hóa – Bệnh viện Đà Nẵng: Dị vật đường tiêu hóa thường gặp trong quá trình ăn uống, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Hay gặp nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn…) cũng như hàm răng giả, hiếm gặp hơn có thể là các dụng cụ ăn uống, các vật dụng thường ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắc dị vật này, tuy nhiên bệnh chủ yếu xuất hiện do những yếu tố như ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn; ngậm các dị vật nhỏ vô tình nuốt; người mang răng giả…
“Để phòng ngừa dị vật đường tiêu hóa, mọi người không nên ăn uống vội vàng, hạn chế nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, tránh thức ăn có lẫn xương. Đối với t.rẻ e.m và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi người bệnh mắc dị vật đường tiêu hóa, không nên chữa mẹo mà hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm”, BS Xứng khuyến cáo.
Bé 21 tháng t.uổi nuốt long đen ốc vít
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã gắp thành công long đen ốc vít ở thực quản cho bệnh nhi Ma Minh T. 21 tháng t.uổi, trú tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Bé Minh sau khi được lấy dị vật ra
Gia đình bệnh nhi chia sẻ: chiều tối ngày 9/10, bố mẹ cho bé T. ăn cơm, nhưng bé quấy khóc, không chịu ăn, ăn vào lại nôn ra…nghi ngờ trẻ đã nuốt phải vật lạ, nên gia đình đưa trẻ đến Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa khám bệnh và được chuyển tuyến cấp cứu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Bắc Hải – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Khi bệnh nhi T. nhập viện, đã thăm khám ngay và làm cận lâm sàng cần thiết, phim chụp X-quang phát hiện dị vật cản quang bất thường nằm ngang thành thực quản mức C7-T1.
“Nếu dị vật không được lấy ra khỏi thực quản thì trẻ không ăn uống được, có thể dẫn đến viêm tấy, áp xe thực quản, lan xuống áp xe trung thất…”, BS Bắc Hải nói.
Hỉnh ảnh long đen ốc vít chặn ngang thực quản bệnh nhi
Vì thế, ngay trong đêm, bệnh nhi đã được thực hiện nội soi gây mê ống cứng gắp ra dị vật là 1chiếc long đen bắt vít gỉ màu xám đen. Hiện tại, sau 5 ngày điều trị kháng sinh phòng n.hiễm t.rùng, sức khỏe bệnh nhi T đã ổn định, chiều ngày 13/10 bé đã được xuất viện.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh hóc dị vật ở trẻ, các gia đình nên trông chừng trẻ nhỏ cẩn thận, tránh để trẻ đưa các vật lạ, nhỏ vào mũi, miệng…
Khi phát hiện sớm trẻ ăn nhầm hoặc hít phải các vật lạ, nếu được xử trí kịp thời, ít gặp nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn xử trí rất phức tạp, có thể nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhi.