Trong tình hình nhiều dịch bệnh đe dọa cùng với thay đổi thời tiết gây ra nhiều bệnh cúm theo mùa, các chuyên gia y tế vẫn khuyên người dân nên nâng cao sức đề kháng miễn dịch.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ các thuốc kích thích miễn dịch là gì, dùng khi nào và như thế nào cho đúng?
Thuốc kích thích miễn dịch là gì?
Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với các kháng nguyên lạ như vi khuẩn, virus, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để t.iêu d.iệt chúng.
Kháng thể được sinh ra do tự nhiên (cơ thể tự sinh ra hay từ mẹ truyền sang cho trẻ sơ sinh) hoặc do thu được (tiêm vắc-xin là kháng nguyên hay đưa kháng thể vào cơ thể).
Các chất kích thích miễn dịch giúp nâng cao đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân như bệnh n.hiễm t.rùng, ung thư, suy giảm miễn dịch (AIDS) và đưa các kháng thể vào cơ thể.
Bên cạnh các thuốc kích thích miễn dịch (immunostimulators), còn có các chất bổ sung tăng cường miễn dịch (immunosubstitutions như vitamin, khoáng chất, thảo dược). Các thuốc kích thích miễn dịch khi đưa vào cơ thể sẽ hoạt hóa các đại thực bào, các tế bào lympho, mono, các cytokine để sinh kháng thể t.iêu d.iệt các tác nhân gây bệnh.
Chỉ được dùng các thuốc kích thích miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc kích thích miễn dịch
Các nhà khoa học chia các chất kích thích miễn dịch thành 2 loại: Thuốc kích thích miễn dịch và chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch.
Các thuốc kích thích miễn dịch : Bao gồm các thuốc tạo miễn dịch đặc hiệu (vắc-xin, BCG, globulin miễn dịch) và miễn dịch không đặc hiệu (levamisol, các cytokin như interferon, interleukin).
Vắc-xin: Là những kháng nguyên được tạo ra từ vi khuẩn, virus có tác dụng kích thích cơ thể sống sinh ra kháng thể dịch thể và tế bào nhằm chống lại các nhóm kháng nguyên của yếu tố gây bệnh. Trong lâm sàng hay dùng vắc-xin BCG. Vắc-xin BCG có tác dụng tăng cường sự tương tác giữa tế bào lympho T và đại thực bào (macrophage) và làm tăng tiết IL-1.
Interferon (IFN): Là những chất cytokine có cấu trúc glycoprotein. Có tác dụng chung là chống virus, kích thích miễn dịch thông qua sự tăng cường chức năng của bạch cầu hạt và đại thực bào.
Các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch: Gồm các vi chất như các vitamin (vitamin C, A, D, B…), khoáng chất (selen, kẽm) hay các loại thảo dược (curcumin, tỏi…) có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phòng chống các bệnh do nhiễm virus cúm, vi khuẩn đường ruột…
Đâu là cách dùng đúng?
Các chuyên gia cho biết, các thuốc kích thích miễn dịch chỉ được dùng trong các trường hợp suy giảm miễn dịch như: Tình trạng suy giảm miễn dịch trong nhiễm HIV/AIDS, viêm gan virus, ung thư, viêm khớp dạng thấp, các bệnh tạo keo…; nhiễm khuẩn cấp tính (cúm, sởi, viêm não…) và mạn tính (đặc biệt trong viêm đường hô hấp ở t.rẻ e.m)… Các vi chất dùng bổ trợ nâng cao miễn dịch cho người bệnh, đặc biệt trong các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Các thuốc kích thích miễn dịch có rất nhiều ứng dụng trong dự phòng và điều trị các bệnh lý n.hiễm t.rùng, ung thư, suy giảm miễn dịch hay bệnh hệ thống. Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc khác, sử dụng thuốc đúng mục đích sẽ mang lại lợi ích lớn cho người bệnh. Ngược lại, thuốc là con dao hai lưỡi, có thể gây những phiền toái cho sức khỏe.
Mặc dù rất ít gặp tác dụng không mong muốn nhưng nếu dùng với liều quá cao có thể gặp tác dụng bất lợi. Một số tác dụng phụ có thể gặp: Rối loạn tiêu hóa (khô miệng, chán ăn, thay đổi vị giác, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…);
Rối loạn thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, choáng váng, giảm tập trung chú ý, lẫn lộn, trầm cảm, đau cơ, đau khớp, chuột rút…); Rối loạn tim mạch (rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp…); Độc với gan, thận, m.áu, tổn thương da; Hội chứng giả cúm (levamisol).
Để nâng cao sức đề kháng cho bản thân, tốt nhất nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, bổ sung các vi chất từ thức ăn hằng ngày kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh.
Việc sử dụng thuốc kích thích miễn dịch phải theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được tư vấn từ bác sĩ (kể cả các loại vitamin và khoáng chất), có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bất ngờ phát hiện khối u bằng quả trứng sau khi ho dai dẳng suốt nửa năm
Khi các tín hiệu cảnh báo ở mức đủ nghiêm trọng để khiến người bệnh quan tâm như: ho, đi ngoài ra m.áu, sụt cân đột ngột, chóng mặt, buồn nôn…, thì thường ung thư đã bước sang giai đoạn muộn.
Bà Yang (người Trung Quốc), 58 t.uổi, suốt nửa năm trở lại đây liên tục bị ho khan. Tuy nhiên, tình trạng ho lại không quá nặng, nên bà chỉ nghĩ rằng, mình bị ốm vặt do t.uổi già và làm ngơ. Tuy nhiên, cách đây vài tuần, tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn, khiến bà Yang không còn có thể chủ quan về sức khỏe của mình.
Đến thăm khám tại một bệnh viện gần nhà, kết quả chụp CT phổi cho thấy có 1 khối u kích thước bằng quả trứng ở trên phổi phải của bà. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn chỉ ra rằng, đây là khối u ác tính và tế bào ung thư đã chuyển sang giai đoạn di căn.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến ca phẫu thuật cắt bỏ khối u của bà Yang không thể giúp điều trị triệt để, và tiên lượng sống trên 5 năm của bà là rất thấp.
Tại sao bà Yang chỉ mới có hiện tượng ho nửa năm nhưng khi phát hiện thì ung thư đã ở giai đoạn muộn?
Theo lý giải của bác sĩ điều trị cho bà Yang, đây là một đặc điểm chung của ung thư, chứ không riêng gì ung thư phổi. Cụ thể, khi ung thư ở giai đoạn sớm, nhìn chung sẽ có rất ít biểu hiện bệnh đặc trưng và người mắc cũng thường nhầm lẫn chúng với các bệnh vặt.
Khi các tín hiệu cảnh báo ở mức đủ nghiêm trọng để khiến người bệnh quan tâm như ho, đi ngoài ra m.áu, sụt cân đột ngột, chóng mặt, buồn nôn…, thì thường ung thư đã bước sang giai đoạn muộn, đồng nghĩa với việc bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh. Do đó, đối với bệnh ung thư, việc tập thói quen định kì khám sàng lọc mỗi năm 1-2 lần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, cần nắm các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư, để chủ động thăm khám kịp thời nếu phát hiện.
Vậy những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi là gì?
Tình trạng ho dai dẳng hoặc các kiểu ho bất thường
Ho lâu ngày không hết có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi. Ho có sự thay đổi cũng vậy. Nếu bạn bắt đầu ho ra m.áu hoặc đờm màu gỉ sắt, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Giảm cân đột ngột
Nếu mắc bệnh ung thư, khối u có thể ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể, gây mất cảm giác thèm ăn và giảm cân đột ngột. Nếu bạn giảm từ 5 kg trở lên trong vòng 3 tháng mà không rõ nguyên do, tốt nhất hãy đến bệnh viện để thăm khám.
Khàn tiếng
Ung thư phổi có thể bắt đầu chèn ép vào dây thần kinh điều khiển thanh quản. Khi đó, giọng nói sẽ bị thay đổi, như là trầm hơn hoặc khàn tiếng. Cần lưu ý nếu sự thay đổi kéo dài quá 2 tuần.
Đau lưng
Một dấu hiệu ít được biết đến của ung thư phổi là đau nhức sâu trong xương hoặc khớp. Nhiều người cảm thấy đau ở lưng hoặc hông, và đau có thể trở nên tồi tệ hơn qua đêm khi ngủ.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có gần 2,1 triệu người mắc ung thư phổi, trong đó có tới 1,8 triệu người t.ử v.ong. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 23.000 người mắc mới ung thư phổi nhưng có tới 88% t.ử v.ong, tương đương gần 21.000 người.