Hút thuốc gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, có thể gây ra khó thở.
Ảnh hưởng của t.huốc l.á đến chức năng phổi
Hút t.huốc l.á ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, làm giảm chức năng phổi. Hút t.huốc l.á còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.
Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị tê liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy, thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút t.huốc l.á làm tăng số lần mắc bệnh và làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ c.hết do lao hô hấp ở nhóm người hút thuốc cao hơn từ 3 đến 5 lần.
Các bệnh hô hấp mãn tính
So với người không hút thuốc, người hút t.huốc l.á có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là người nghiện t.huốc l.á.
Bệnh hen
Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân thở khò khè, ho và hoặc khó thở.
Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với n.hiễm t.rùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá hủy các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ t.ử v.ong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
N.hiễm t.rùng đường hô hấp
Những người hút thuốc hay bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. T.rẻ e.m có bố mẹ hút t.huốc l.á bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn t.rẻ e.m có bố mẹ không hút thuốc.
Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị t.ử v.ong nhiều hơn.
Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc ngày có tiên lượng xấu hơn những người không hút (c.hết mẹ, con…). Những người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ t.ử v.ong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
Bố tôi mất vì ung thư phổi năm 38 t.uổi, tôi có nguy cơ không?
Bố tôi bị ung thư phổi, mất năm 38 t.uổi. Bố tôi có hút thuốc lào từ nhỏ, tiếp xúc với xăng dầu. Tôi xin hỏi ung thư phổi có di truyền hay không?
Tôi có thuộc nhóm nguy cơ cao không và tôi phải làm gì để kiểm soát? Hiện nay tôi 45 t.uổi. Anh em ruột của bố tôi không ai bị ung thư và sống thọ trên 80 t.uổi. (Thủy Lê)
Ảnh minh họa
TS.BS Đỗ Hùng Kiên, Trưởng khoa Nội đầu cổ, phổi, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Hiện tại chưa có bằng chứng nào, nghiên cứu nào chỉ ra ung thư phổi có di truyền. Tuy nhiên theo như bạn kể là bố bạn mất vào năm 38 t.uổi do ung thư phổi, làm công nhân xăng dầu, hút thuốc lào thì hút thuốc lào, t.huốc l.á là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Người ta đã tìm ra trong khói t.huốc l.á có khoảng 4.000 hóa chất, trong đó có khoảng 200 hóa chất có thể gây ung thư, đặc biệt là các chất về vòng benzen. Người ta cũng đã chứng minh khoảng 90% ung thư phổi liên quan đến t.huốc l.á.
Ngoài ra bố bạn còn làm công nhân xăng dầu, xăng dầu là tác nhân có thể gây bệnh ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu vì nó là các vòng benzen thơm. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người tiếp xúc đều bị và đặc biệt là nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ thể, bảo hộ an toàn.
Nếu không yên tâm thì bạn có thể đi khám tại cơ sở có chuyên khoa ung thư để nếu có vấn đề gì thì phát hiện được sớm.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính. Trong nhiều năm qua, dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, thuốc nhắm trúng đích liên tục được cập nhật) nhưng tiên lượng vẫn còn rất dè dặt. Tỷ lệ t.ử v.ong vẫn cao.
Ung thư phổi khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe toàn trạng, nhiều người không thể tham gia hết được liệu trình điều trị, hoặc sau điều trị thành công vẫn có khả năng tái phát.