Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa lần đầu tiên triển khai phẫu thuật cột sống bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu ghép TLIF bắt vít qua da dưới sự hướng dẫn của TS- BS Võ Xuân Sơn, Giám đốc Phòng khám Quốc tế EXSON (TP.HCM).
TS-BS Võ Xuân Sơn (giữa) hướng dẫn các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thực hiện kỹ thuật mổ xâm lấn tối thiểu trên mô hình. Ảnh: Hạnh Dung
Đây được xem là bước tiến mới cũng như xu hướng trong lĩnh vực ngoại khoa do mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
* Nhiều ưu điểm so với mổ mở
Bệnh nhân đầu tiên được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thực hiện kỹ thuật này là bà N.T.T. (41 t.uổi, ngụ xã Gia Canh, H.Định Quán). Bà T. bị đau cột sống thắt lưng lan xuống 2 bàn chân gây đau đớn trong thời gian dài, từng đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Cách đây hơn 1 tuần, bà T. đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bị trượt đốt sống L5-S1. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện và phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh.
Trong phòng mổ, các bác sĩ đã mổ một đường nhỏ chỉ khoảng 2cm thay vì 12-15cm như phương pháp mổ mở trước kia. Sau đó, sử dụng các dụng cụ, thiết bị hiện đại như: máy C-ARM, kính vi phẫu thuật, máy khoan mài cao tốc để tiến hành giải phóng chèn ép thần kinh, hàn xương liên thân đốt sống và nẹp vít qua da.
BS CKII Nguyễn Đăng Minh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chia sẻ: “Chúng tôi đã lên kế hoạch cho 10 ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đầu tiên, các chuyên gia ở TP.HCM sẽ cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, hỗ trợ các bác sĩ trong khoa thực hiện. Sau ca thứ 10, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh sẽ có thể độc lập kỹ thuật này mà không cần sự hướng dẫn của các chuyên gia”.
TS-BS Võ Xuân Sơn cho biết, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là xu hướng hiện nay của thế giới trong lĩnh vực phẫu thuật nói chung. Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi là kỹ thuật được sử dụng sớm nhất và lâu nhất. Trước đây, nếu muốn mổ ruột thừa, các bác sĩ phải mổ mở một đường dài từ 12-15cm, hay mổ bóc khối u xơ tử cung cũng phải truyền m.áu rất nhiều do mất m.áu trong khi mổ. Nhờ có phẫu thuật nội soi mà bệnh nhân đỡ đau hơn, đỡ mất m.áu hơn nhiều.
Trong xu hướng đó, phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu cũng được triển khai. Theo nguyên tắc, khi muốn tiếp cận khối thương tổn để lấy khối thương tổn ra ngoài, điều trị bệnh dứt điểm, các bác sĩ phải phá hủy một số mô lành để “đi” được đến khối thương tổn. Còn phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là loại phẫu thuật có mức độ phá hủy cơ, phá hủy mô lành rất ít so với mổ hở thông thường. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da khoảng 18-20mm để giải ép, ghép xương. Qua một đường rạch khác khoảng 1cm, bác sĩ sẽ đưa vít vào cơ thể để cố định cột sống. Kỹ thuật này được ứng dụng nhiều nhất cho phẫu thuật các khu vực cột sống ngực và thắt lưng, các bệnh lý thoái hóa nói chung như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống.
“Mổ cột sống thường gây ám ảnh đau sau mổ cho người bệnh vì mức độ phá hủy mô nhiều. Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu do chỉ mổ một đường mổ rất nhỏ, ít mất m.áu trong mổ nên sau mổ bệnh nhân đỡ đau hơn, đỡ mệt mỏi hơn và khả năng lành vết thương sớm hơn. Những biến chứng khác như: n.hiễm t.rùng, biến chứng về truyền m.áu, biến chứng thần kinh… cũng giảm hẳn” –
TS-BS Võ Xuân Sơn nhấn mạnh.
* Chuẩn bị kỹ nhân lực để thực hiện
BS CKII Nguyễn Đăng Minh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, đến nay khoa đã triển khai được hầu hết các loại kỹ thuật để điều trị các bệnh lý về thần kinh, tất cả các dạng chấn thương sọ não, u não, dị dạng, viêm nhiễm hệ thần kinh, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống… Những bệnh nhân nào mắc các bệnh liên quan nếu có chỉ định sẽ được can thiệp phẫu thuật.
Riêng với kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, đây là lần đầu tiên bệnh viện triển khai. Yêu cầu quan trọng nhất để triển khai được kỹ thuật này là phải có đội ngũ bác sĩ lành nghề, có trình độ, chuyên môn cao. Kèm theo đó là hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Hiện bệnh viện đã cử 4 bác sĩ đi tập huấn lớp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ở nước ngoài, ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để có thể triển khai trong thời gian tới.
Bệnh nhân T.K.T. (61 t.uổi, ngụ P.Tam Phước, TP.Biên Hòa) đi lại bình thường sau ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bắt vít qua da tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai
Liên quan đến kỹ thuật, thời gian qua Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bắt vít qua da để điều trị các bệnh liên quan đến cột sống cho bệnh nhân.
Mới đây nhất, các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bắt vít qua da, hàn xương lên thân đốt sống để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mức độ 4 (độ nặng) cho bệnh nhân T.K.T. (61 t.uổi, P.Tam Phước, TP.Biên Hòa).
Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tê chân bên phải, đau dữ dội không đi lại được. Qua khám và chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép dây thần kinh bên phải, được chỉ định mổ.
BS CKI Vũ Bảo Ngọc Quỳnh, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho hay, các bác sĩ đã sử dụng máy C-ARM để xác định vị trí chỗ thoát vị đĩa đệm, sau đó rạch một lỗ nhỏ trên da, lấy cục đĩa đệm ra ngoài và thay cục đĩa đệm nhân tạo vào. Tiếp đó, tiến hành dò trên máy định vị C-ARM để bắt vít đúng vị trí nhằm giữ các đốt sống lại với nhau. Sau phẫu thuật bệnh nhân hết đau và 2 ngày sau bệnh nhân đã tự đứng dậy đi lại bình thường. Bệnh này nếu để lâu và không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến teo cơ, liệt chân, đi vệ sinh mất tự chủ.
Thêm nhiều người bệnh thoát khỏi cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở nhóm t.uổi lao động và có xu hướng trẻ hoá, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số.
Ở người bệnh trẻ t.uổi, nếu không được điều trị đúng cách và theo dõi định kỳ có thể khiến từ một bệnh lý có thể sử dụng phương pháp điều trị đơn giản để hạn chế mức độ thoát vị như: Điều chỉnh tư thế làm việc, sinh hoạt hợp lý; Thuốc; Vật lý trị liệu phục hồi chức năng… có thể chuyển biến thành nặng hơn và dẫn đến phải phẫu thuật.
Anh Đ. C. T, 37 t.uổi ở Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An có t.iền sử đau cột sống thắt lưng hơn 4 năm nay do chấn thương sau khi lao động nặng. Trong suốt thời gian qua, anh T. đã điều trị ở nhiều bệnh viện ở các tuyến y tế cơ sở, tuy nhiên bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng ngày càng nặng hơn.
Hai tháng gần đây, anh T. phải chịu đựng những cơn đau tăng dữ dội, ảnh hưởng đến dáng đi, công việc và sinh hoạt hàng ngày như: Mặc quần áo, đi lại, duỗi thẳng chân khi ngủ gặp nhiều khó khăn. Tìm hiểu thông tin thấy bệnh viện Quốc tế Vinh đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, anh T quyết định đến thăm khám và điều trị.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Qua thăm khám lâm sàng, chụp X-quang và cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm L3 – L4. Thể thoát vị nặng gây hẹp ống sống nhiều, đường kính ống sống còn lại rất nhỏ (nhỏ hơn 6 mm).
Sau khi tìm được nhóm nguyên nhân đau lưng, đau lan xuống chân do khối thoát vị đĩa đệm chèn ép và nhận thấy điều trị bảo tồn không còn hiệu quả, người bệnh được chỉ định mở xương rộng để lấy bỏ khối thoát vị để phòng tránh các biến chứng tổn thương thần kinh, sau đó nẹp vít cố định và ghép xương liên thân đốt sống L3-L4 (mặc dù chỉ định này được thưc hiện sớm hơn so với t.uổi của Người bệnh T.).
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Võ Văn Thanh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết “Thông thường với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người trẻ t.uổi có thể lựa chọn phương án mổ nội soi, giải ép ít xâm lấn để lấy khối thoát vị. Nhưng với trường hợp người bệnh T. phải lựa chọn phương án mở xương rộng rãi mới lấy được triệt để khối thoát vị giúp phòng tránh tổn thương thần kinh gây yếu liệt chân sau mổ. Đặc biệt, do cấu tạo giải phẫu của đốt sống L3 – L4 vị trí dây thần kinh thoát ra với góc rất hẹp, nguy cơ tổn thương trong mổ và gây liệt cho người bệnh có thể xảy ra nếu phẫu thuật viên không có kinh nghiệm hoặc sử dụng những dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo, vì thế phương án mổ mở rộng cắt bở phần diện khớp để lấy thoát vị và ghép xương liên thân đốt, nẹp vít cố định là sự lựa chọn an toàn hiệu quả cho người bệnh”.
Các bác sỹ đang thực hiện phẫu thuật
Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau 90 phút với phẫu thuật trực tiếp của thạc sĩ, bác sĩ nội trú Võ Văn Thanh. Khi phẫu thuật mở rộng cắt bỏ phần xương cung sau và diện khớp để lấy thoát vị, bác sĩ sử dụng nẹp vít cố định và đặt miếng ghép đĩa đệm để hàn xương thân đốt dưới sự hướng dẫn của máy C-arm.
Không gian phòng mổ với trang thiết bị hiện đại máy C-arm
Hai ngày sau phẫu thuật, người bệnh được rút dẫn lưu, đã có thể ngồi dậy tập đi lại. Sau đó người bệnh được hướng dẫn tập phục hồi chức năng liên tục trong 6 tuần tiếp theo để có thể hồi phục hoàn toàn.
Hình ảnh chụp X-quang trước và sau phẫu thuật
Hiện nay, người mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do thói quen lười vận động, ăn uống không khoa học hoặc luyện tập thể thao chưa đúng cách dẫn đến thương tổn vùng thắt lưng, đau cột sống thắt lưng. Để phòng tránh điều này, mọi người cần rèn luyện thể thao hàng ngày với những bài tập đúng cách, tốt cho vùng cột sống với sự hướng dẫn của các chuyên gia nhằm tránh các sang chấn có thể dẫn tới thoát vị địa đệm.
BSCKI Trần Văn Thuyên – Trưởng khoa ngoại cơ xương khớp đang thăm khám cho người bệnh
Chỉ có khoảng 10% người mắc thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật. Tùy theo từng người bệnh thì bệnh lý thoát vị đĩa đệm có mức độ thoái hóa và sẽ có những thể thoát vị khác nhau. Khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm được nhóm nguyên nhân chính xác gây đau cho người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Nếu mức độ thoát vị nhẹ, người bệnh có thể điều trị nội khoa dùng thuốc hoặc phong bế dây thần kinh, tê ngoài màng cứng. Chỉ khi điều trị phối hợp các phương pháp nội khoa và tập phục hồi chức năng không hiệu quả, cuộc mổ mới được chỉ định. Vì vậy, khi phát hiện mình thuộc nhóm nguy cơ hoặc đã mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế đúng chuyên khoa, tránh trường hợp điều trị không đúng cách dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và phải phẫu thuật.