Theo thống kê, có tới 60% – 70% mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu tiên, mặc dù cũng có một số mẹ không gặp phải tình trạng này.
Nếu như đang bị khó thở khi mới bắt đầu mang thai, mẹ đừng vội lo lắng vì đó hoàn toàn là triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Dù việc khó thở của bà bầu có vẻ nghiêm trọng và khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái nhưng thực tế, việc này hoàn toàn có thể giải quyết bằng một số phương pháp hoặc các bài tập thở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khó thở khi nằm hoặc kèm theo một số triệu chứng khác, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bị khó thở khi mang thai tháng đầu của mẹ bầu
Một số phụ nữ mang thai có thể cảm nhận rõ ràng những thay đổi trong hơi thở của họ gần như ngay lập tức khi mới bắt đầu mang thai, trong khi một số khác lại chỉ cảm nhận việc khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Theo đó, nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu chủ yếu bao gồm:
– Sự thay đổi của hormone: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở. Khi mới bắt đầu mang thai, nồng độ hormone proesterone tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm hô hấp tại não khiến mẹ bầu khó thở hơn. Đặc biệt, cảm nhận rõ nhất là mẹ bầu khó thở khi nằm, rất khó ngủ.
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở. Ảnh minh họa
– Dung dịch phổi tăng: Khi mang thai, lồng ngực sẽ rộng hơn làm dung tích phổi bị tăng. Trong quá trình tăng dung tích phổi thì kích thước lồng ngực cũng sẽ bị đau nhẹ, khó chịu. Do vậy, khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy khó thở.
– Tim phải hoạt động và làm việc nhiều hơn: Lượng m.áu trong cơ thể thường tăng nhiều hơn bình thường khoảng 50% khi mang bầu. Điều này đồng nghĩa với việc thai phụ cần phải hít thở nhiều hơn, đặc biệt phải thở sâu hơn. Việc này sẽ khó khăn hơn bình thường và làm cho tình trạng khó thở tăng cao.
– Thói quen ăn uống sai cách: Chế độ ăn uống thiếu chất, ăn uống sai cách khiến cơ thể thiếu m.áu làm nồng độ hemoglobin bị thấp cũng là nguyên nhân làm mẹ bị khó thở khi mang thai tháng đầu.
– Hen suyễn: Một số mẹ bầu bị hen suyễn hoặc thiếu m.áu trước đó có thể là nguyên nhân dẫn đến khó thở.
Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu tiên
Tình trạng khó thở này có thể trở thành kinh niên tùy theo thể trạng của người mẹ và kéo dài tận 9 tháng 10 ngày. Do đó, chẳng còn cách nào khác ngoài việc chị em phải “sống chung với lũ”. Tuy vậy, vẫn có thể khắc phục tình trạng này thông qua một số cách sau:
– Uống nhiều nước: Mẹ nên uống các loại nước lọc, nước ép trái cây để chống lại cảm giác đuối sức, mệt mỏi, khó thở. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không uống nước ngọt, nước có ga hoặc rượu bia, chất kích thích.
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Cân bằng lối sống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh sẽ làm hạn chế tình trạng khó thở. Thai phụ nên được ăn các loại thực phẩm đa dạng, giàu chất sắt, tăng cường vitamin C để ngừa thiếu m.áu. Tốt hơn hết nên hạn chế các loại đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, muối, đường…
Tình trạng khó thở này có thể trở thành kinh niên tùy theo thể trạng của người mẹ và kéo dài tận 9 tháng 10 ngày. Ảnh minh họa
– Tránh làm việc cường độ cao, mang vác nặng: Hạn chế những công việc nặng nhọc, mệt mỏi, cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
– Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập hít thở sâu nhiều lần trong ngày kết hợp với nâng 2 cánh tay sẽ giúp cơ thể thích ứng tốt với sự thay đổi, tăng cường chức năng của phổi, ngăn ngừa triệu chứng khó thở.
Khi nào mẹ bầu cần đến bác sĩ ngay?
– Khó thở liên hồi kèm theo nhịp thở nhanh, đau ngực
– Khi hít thở sâu bị đau dữ dội
– Đầu ngón tay, môi miệng xanh xao
– Mẹ bầu khó thở khi nằm vào ban đêm với tần suất liên tục
– Khó thở kèm theo ho sốt
– Khó thở do bị viêm phổi hoặc hen suyễn mãn tính.
Mặc dù bị khó thở khi mang thai tháng đầu đa số không nguy hiểm nhưng nếu như gặp bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng, hãy đến ngay bác sĩ để được những lời khuyên tốt nhất.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Tất tần tật những điều bà bầu cần nắm rõ trong 3 tháng cuối thai kỳ để ‘mẹ tròn con vuông’
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu sẽ thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, khó thở, khó ngủ… Nhưng mẹ hãy cố gắng thư giãn, để con yêu ra đời được khỏe mạnh nhất.
Mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần 29
Tuần thai thứ 28 (tương đương 26 tuần sau thụ tinh) và 29 (tương đương 27 tuần sau thụ tinh) của tam cá nguyệt thứ ba mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể tự điều khiển các cử động thở và điều hòa thân nhiệt. Khi thai nhi được 28 tuần có chiểu dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Đặc biệt tuần thứ 29, thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.
Mẹ bầu nên trang bị những kiến thức t.iền sản để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Vào thời điểm này, mẹ có thể cảm thấy như em bé đang chống lại tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đó là bởi, tử cung của thai phụ đang phải nâng đỡ cơ hoành, dạ dày, gan và ruột. Một số chị em có thể phải ngừng làm việc trong khoảng thời gian này bởi họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
Mang thai tuần 30
Khi thai nhi được 30 tuần t.uổi, em bé có thể mở to mắt; đồng thời tóc của con cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này; tủy xương bắt đầu sản sinh hồng cầu. Thai nhi 30 tuần t.uổi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g.
Mang thai tuần thứ 30, hormone gia tăng nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng. Điều này kết hợp với việc tăng cân của thai nhi gây ra chứng đau lưng ở mẹ bầu. Do đó, chị em mang bầu thời gian này hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, khi ngồi có thể kê cao chân và đệm gối sau lưng. Đặc biệt mẹ bầu nên hạn chế mang giày, dép cao gót.
Mang thai tuần 31
Tuần thứ 31 của thai kỳ, đa phần thai nhi đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu. Kích thước của bé lúc này có thể nặng 1,5 kg và dài hơn 40cm tính từ đầu tới gót chân.
Chị em mang thai tuần thứ 31 có cảm giác cơ tử cung thỉnh thoảng siết chặt, đó có thể là cơn gò co thắt xảy ra trong khoảng nửa sau của kỳ mang thai. Thời gian này, tuyến sữa trong ngực mẹ cũng bắt đầu hoạt động để tạo sữa non, cung cấp calo và dinh dưỡng trong vài ngày đầu tiên trước khi mẹ có sữa.
Vào tuần thứ 31, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng giúp ích cho Sức Khỏe, tuy nhiên không nên đi quá xa hoặc mang theo vật nặng.
Mang thai 32 tuần
Tuần thứ 32 của thai kỳ, móng chân của bé được hình thành và những lớn lông tơ mềm trên người thai nhi bắt đầu rụng dần. Vào thời gian này, bé có thể nặng khoảng 1700 g và dài khoảng 280 mm. Thai nhi 32 tuần t.uổi có thể sống khỏe mạnh bên ngoài tử cung nếu người mẹ không may sinh non.
Vào tuần 32, chất lỏng màu vàng rỉ ra đầu vú đó là sữa non
Giai đoạn này, hoạt động của tử cung đẩy lên gần cơ hoành cộng với diện tích trong bụng mẹ ngày một chật chội có thể khiến mẹ bầu khó thở và ợ nóng. Để khắc phục điều này, chị em có thể tựa gối cao khi ngủ và chia thành các bữa ăn nhỏ, ăn thường xuyên.
Mang thai 33 tuần
Khi thai nhi được 33 tuần t.uổi, mẹ sẽ cảm nhận được nhiều hơn những cử động của thai nhi, thậm chí là những cú đạp. Mẹ có thể cảm nhận được cả sự khác biệt giữa bàn chân, đầu gối… của bé. Thai nhi lúc này nặng khoảng 1,8 kg và dài khoảng 43cm. Chất béo sẽ tiếp tục được tích tụ trong cơ thể thai nhi giúp bảo vệ và giữ ấm.
Mang thai đến tuần thứ 33 mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt. Cũng giống như nhiều mô khác trong cơ thể, các mô trong cổ tay của mẹ bầu có thể giữ nước và tăng áp lực trong ống cổ tay.
Mang thai 34 tuần
Kích thước thai nhi 34 tuần t.uổi nặng khoảng 2,15kg và dài gần 46 cm. Thai nhi thời điểm này có thể nhận biết sáng, tối và làn da trở nên mịn màng, ít nhăn hơn.
Khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra mức độ hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thời điểm này, mẹ bầu bị phù bàn chân và mắt cá chân, hãy nâng cao chân khi nghỉ ngơi. Mẹ bầu cũng tránh nằm ngửa, bởi tư thế này trọng lượng của em bé và tử cung gây áp lực lên mạch m.áu có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.
Mang thai 35 tuần
Tuần thứ 35, thai nhi nặng khoảng 2,38 kg và dài khoảng 46 cm, kích thước này thai nhi sẽ còn ít không gian để di chuyển và cử động, nhưng nếu có đạp sẽ rất mạnh.
Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng, đặc biệt là bàng quang, đó là lý do tại sao mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Mang thai 36 tuần
Thai nhi 36 tuần t.uổi nặng gần 2,7kg và dài khoảng 47 cm. Các xương mà sau này sẽ tạo nên hộp sọ của bé giờ đây đang di chuyển và chồng chéo lên nhau, trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ. Đó là lý do, khi mới sinh, đầu con có thể méo nhưng vài giờ hoặc vài ngày sau, sẽ tự động trở về hình tròn.
Mẹ bầu không nên quá lo lắng về thời điểm chuyển dạ
Giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy gia tăng áp lực ở bụng dưới. Cộng với việc tiêu hóa khó khăn hơn, nên chia nhỏ lượng thức ăn mỗi bữa.
Mang thai 37 tuần
Thai nhi 37 tuần t.uổi nặng khoảng 2,85kg và dài khoảng 48cm. Thai nhi đã phát triển đến độ các ngón tay có thể nắm bắt. Khi thấy ánh sáng, bé có thể quay mặt về phía của tử cung.
Khi sắp chuyển dạ, lớp nhầy niêm mạc tử cung sẽ được đào thải ra ngoài.
Mang thai 38 tuần
Bé yêu lúc này có thể nặng gần 3,2 kg và dài hơn 45cm. Có thể tốc độ tăng trưởng của bé chậm hơn, các tế bào từ ruột, tế bào da c.hết và lông tơ góp phần tạo ra chất thải màu xanh đen của bé.
Bé nằm ở khung xương chậu và ép lên bàng quang nên mẹ cảm giác buồn đi vệ sinh nhiều hơn.
Mang thai 39 tuần
Thai nhi 39 tuần t.uổi nặng khoảng 3,3 kg và dài khoảng 50 cm. Cơ thể mẹ cung cấp cho bé các kháng thể thông qua nhau thai và sẽ giúp hệ miễn dịch của bé chống lại n.hiễm t.rùng trong 6-12 tháng đầu đời.
Mẹ bầu sẽ phải chịu đựng nhiều hơn các cơn chuyển dạ giả. Bên cạnh đó, hiện tượng vỡ nước ối cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mang thai 40 tuần
Thai nhi 40 tuần t.uổi trung bình nặng khoảng 3,4 kg và dài khoảng 50,8cm. Bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian dự kiến sinh. Mẹ cần có tâm lý thoải mái, đi lại nhẹ nhàng giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi hơn.
Theo baosuckhoecongdong.vn