TPHCM là một trong những đơn vị đầu tiên được Ban dự án lựa chọn triển khai thí điểm từ năm 2015 và chính thức triển khai toàn thành phố từ năm 2017.
Mới đây, Sở GD- ĐT TPHCM phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác truyền thông chiến lược quốc gia về dinh dưỡng dành cho học sinh tiểu học 2020 – 2021 và đ.ánh giá hoạt động triển khai, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án “Bữa ăn học đường năm học 2019 – 2020″.
Dự án “Bữa ăn học đường” do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện và triển khai từ năm 2012. Các nội dung của dự án bao gồm: Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, áp phích ba phút thay đổi nhận thức và xây dựng bếp ăn mẫu bán trú theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM đ.ánh giá cao những lợi ích mà dự án mang lại
TPHCM là một trong những đơn vị đầu tiên được Ban dự án lựa chọn triển khai thí điểm từ năm 2015 và chính thức triển khai toàn thành phố từ năm 2017. Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến tháng 9-2020, có 343 trường tiểu học bán trú trên tổng số 435 trường toàn thành (chiếm tỉ lệ 79%) đang áp dụng phần mềm dự án trong công tác bán trú và 347 trường (chiếm tỉ lệ 80%) đang sử dụng áp phích để hướng dẫn kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho các em học sinh.
Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận 11, TPHCM) là một trong những đơn vị triển khai tốt những nội dung của dự án.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Hiệu phó Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận 11, TPHCM) đã chia sẻ lộ trình và kinh nghiệm triển khai dự án tại nhà trường với các trường tiểu học. “Việc áp dụng phần mềm dự án đã cung cấp cho nhà trường một nguồn thực đơn chuẩn, phong phú, đáp ứng nhu cầu năng lượng và cân bằng dinh dưỡng cho các em học sinh”, bà Hiền cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Hiệu phó Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (quận 11, TPHCM) chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án
Trong thời gian đầu áp dụng, cán bộ bán trú nhà trường có chút lúng túng khi sử dụng phần mềm. Với sự hỗ trợ từ Ban dự án, nhà trường đã lên lịch cụ thể từng bữa ăn với thực đơn theo phần mềm dự án. “Chúng tôi thường xuyên thay đổi thực đơn theo ngày, theo mùa, chế biến đa dạng phong phú hợp khẩu vị với học sinh. Các món ăn có màu sắc đẹp để kích thích các em ăn ngon và ăn hết suất”, bà Hiền chia sẻ.
Trường Tiểu học Lê Đình Chinh cũng đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về công tác triển khai dự án. Nhà trường cho biết, nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Các em học sinh ăn uống theo thói quen và sở thích. Việc thay đổi nhận thức và thói quen ăn uống của trẻ cần thêm thời gian.
Bên cạnh phần mềm, việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh thông qua áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” cũng được nhà trường chú trọng. Trước mỗi giờ ăn, nhà trường sẽ giới thiệu thực đơn và thông tin dinh dưỡng của một hoặc hai loại thực phẩm trong thực đơn đó. Những thông tin dinh dưỡng này sẽ giúp các em ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn, đặc biệt là rau củ.
Dự án đã ghi nhận được những chuyển biến tích cực trong thói quen ăn uống của các em sau thời gian triển khai
Sau một thời gian triển khai dự án, nhà trường đã ghi nhận được những chuyển biến tích cực trong nhận thức và thói quen ăn uống của học sinh. Trường Tiểu học Lê Đình Chinh cũng nhận được sự ủng hộ từ phía phụ huynh trong việc thực hiện dự án. Những món ăn trong bữa trưa của các em học sinh hiện nay phong phú, cân bằng dinh dưỡng và hài hòa về số lượng món ăn. Quy trình thực hiện đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT TPHCM) đ.ánh giá cao những lợi ích thiết thực mà dự án mang lại. Đồng thời, đại diện Sở cũng thúc đẩy các trường tiếp tục áp dụng những nội dung của dự án, hướng đến mục tiêu tất cả các trường tiểu học tại 24 quận, huyện toàn thành đều áp dụng phần mềm dự án trong công tác bán trú.
Sau 8 năm thực hiện, dự án bữa ăn học đường đã được triển khai tại hơn 4.000 trường tiểu học bán trú tại 62 tỉnh thành toàn quốc, mang đến bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh bán trú và giáo dục kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho các em.
Hà Nội những ngày thời tiết “4 mùa”: T.rẻ e.m ốm sốt, nghỉ học hàng loạt khiến phụ huynh đau đầu
Những ngày này, Miền Bắc đang trong thời tiết giao mùa, sáng lạnh, trưa nóng, chiều mát, tối đến lại lạnh, thay đổi thất thường. Đây là điều kiện lý tưởng để vi sinh vật gây bệnh phát triển khiến nhiều em nhỏ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp.
Học sinh tiểu học, mầm non ở Hà Nội đồng loạt ốm sốt
Trong những ngày thời tiết giao mùa như hiện nay, nhiều trẻ nhỏ tại các gia đình ở Hà Nội đồng loạt mắc một số bệnh về đường hô hấp. Một số gia đình đã phải cho con nghỉ học vì ốm, sốt…
Những ngày thời tiết giao mùa, các em nhỏ thường mắc các bệnh về đường hô hấp, ốm sốt.
Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Phương (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khoảng từ giữa tháng 10 đến nay, con gái anh đang theo học lớp 3 liên tục phải nghỉ học ở nhà nghỉ ngơi vì cảm cúm.
“Thời tiết thay đổi thất thường từ sáng đến tối, mình người lớn còn thấy mệt nên các cháu thường xuyên bị ốm, sốt. Từ giữa tháng 10 đến nay con tôi thường bị ốm nên không đến trường học đều được. Nhiều hôm ốm quá phải đưa đến bệnh viện thăm khám, chăm sóc“, anh Phương chia sẻ.
Theo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ, từ đầu tháng 10 tới nay, tình trạng bệnh nhi tới khám gia tăng đột biến, chủ yếu là bệnh lý liên quan tới thay đổi thời tiết như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phế quản, sốt phát ban… Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nắng.
Từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều em nhỏ xuất hiện tình trạng ốm, sốt không thể đi học. (Ảnh minh hoạ).
Theo đó, bé Nguyễn Bảo (9 tháng t.uổi, ở Ba Đình, Hà Nội), có sốt 2 ngày, ho thúng thắng, mũi trong, đi ngoài phần lỏng 2-3 lần. Bé được đưa đi khám tại một phòng khám thì được chẩn đoán sốt virus, sau đó 2 ngày hết sốt nhưng lại xuất hiện ban đỏ rải rác toàn thân.
Lo lắng nên gia đình đưa bé qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa Nhi kết luận sốt phát ban và được tư vấn chăm sóc, cách theo dõi tiếp.
Một trường hợp khác là bé Lê Khánh (6 tháng t.uổi, ở Hà Nội), xuất hiện ho thúng thắng từ 10 ngày trước, nhưng bố mẹ của bé lại chủ quan, nghĩ ho do thời tiết nên cho con ở nhà và tự điều trị giảm ho thông thường.
Chỉ đến khi bé ho nặng tiếng, khò khè, khó thở kèm sốt cao thì gia đình mới tức tốc đưa đến bệnh viện khám. Sau khi thăm khám, kết hợp chụp X-quang phổi, xét nghiệm tổng phân tích m.áu và CRP thì kết luận viêm phế quản phổi. May mắn tình trạng không quá nặng nên bé được kê đơn điều trị ngoại trú và chăm sóc tại nhà.
Chia sẻ với chúng tôi về tình trạng các bệnh nhân nhi đến khám giai đoạn giao mùa tăng mạnh. Thạc sĩ – Bác sĩ Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi, cho biết, biểu hiện ban đầu của bệnh thường là ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, mệt mỏi, sốt nhẹ.
Bệnh giao mùa rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhưng các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, với những trường hợp có triệu chứng bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. (Ảnh minh hoạ).
“Sau vài ngày ho bắt đầu có đờm. Thông thường, sau 7-10 ngày triệu chứng giảm dần và hết. Tuy nhiên, những triệu chứng này khó có thể phân biệt giữa cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay viêm phế quản phổi… nên gia đình cần đưa trẻ đi khám mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng đáng tiếc”, Bác sĩ Thuỷ chia sẻ.
Cần cho trẻ nhập viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng này
Theo Bác sĩ Thuỷ, bệnh giao mùa rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhưng các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, với những trường hợp có triệu chứng bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà.
Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khoẻ của con trong thời điểm giao mùa như hiện nay. (Ảnh minh hoạ).
Trường hợp cha mẹ không phân biệt và xử trí đúng, bệnh có diễn diễn biến nặng, gây biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não màng não. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay nếu bé xuất hiện các triệu chứng như:
Ho nặng tiếng, hoặc ho kéo dài quá 1 tuần. Sốt cao, hay sốt kéo dài 3 ngày liên tục. Mũi có mủ. Một số biểu hiện khác như nổi ban, ăn uống kém (bỏ ăn hoặc bỏ bú),…
Trong các bệnh giao mùa, cúm là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Do vậy, Trung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) khuyến cáo: “Tất cả mọi người đều nên đi tiêm phòng ngừa cúm hằng năm, nhất là trước thời điểm mùa cúm xảy ra”.
Để phòng các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo: Các bậc cha mẹ, cần giữ vệ sinh nhà cửa, bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ. Nhắc nhở các bé rửa tay thường xuyên, giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh.
Ngoài ra cũng cần vệ sinh mũi họng sạch, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh lý đường hô hấp.