Chuối chứa đầy chất dinh dưỡng như magiê, chất xơ và kali, nó rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Ăn chuối có thể làm giảm cơn đói và tăng mức năng lượng.
Chuối chứa lượng đường cao, tạo ra năng lượng trong cơ thể, nhưng nếu ăn vào lúc bụng đói, năng lượng sẽ bị cạn kiệt sau vài giờ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Chuối chứa 25% hàm lượng đường nên là chất tăng cường năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, chuối còn chứa tryptophan, sắt và vitamin B6.
Chuối là kho sức mạnh của lợi ích sức khỏe, từ việc duy trì tim khỏe mạnh và giảm mệt mỏi để giảm trầm cảm và táo bón, đến tác dụng làm mát cơ thể và giúp kích thích sản xuất huyết sắc tố, và từ đó kiểm soát bệnh thiếu m.áu, theo Boldsky.
Một trong những chế độ ăn kiêng giảm cân dễ nhất là ăn một quả chuối cùng với một ly nước ấm.
Ăn chuối và uống nước ấm làm bữa sáng sẽ giúp giảm cơn thèm ăn quá nhiều trong bữa trưa và bữa tối.
Chuối là nguồn tuyệt vời chất dinh dưỡng, nhưng câu hỏi quan trọng nhất là liệu có nên ăn chuối khi bụng đói không.
Tại sao nên uống nước khi ăn chuối?
Uống nước trong khi ăn chuối sẽ giúp giải quyết các vấn đề giữ nước trong cơ thể. Các enzyme có trong chuối giúp loại bỏ các độc tố dư thừa hoặc chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, fructose và chất xơ giúp ngăn chặn táo bón và do đó tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể, theo Boldsky.
Có nên ăn chuối khi bụng đói không?
Đã biết chuối tốt như vậy, thế thì có nên ăn chuối khi bụng đói không?
Xin lỗi đã làm bạn thất vọng, vì sự thật là không nên ăn chuối khi bụng đói, theo Boldsky.
Lượng đường tự nhiên cao trong chuối có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chuối sẽ tạm thời khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Các nghiên cứu tiết lộ rằng chuối chứa lượng đường cao, tạo ra năng lượng trong cơ thể, nhưng nếu ăn vào lúc bụng đói, năng lượng sẽ bị cạn kiệt sau vài giờ.
Ngoài ra, chuối có tính a xít, có thể gây ra vấn đề về đường ruột nếu ăn khi bụng đói.
Tuy nhiên, bạn có thể tiêu thụ chuối vào buổi sáng với các loại trái cây khô ngâm nước, táo và các loại trái cây khác nhằm giảm thiểu hàm lượng a xít trong cơ thể.
Cũng có thể kết hợp chuối với các thực phẩm khác, tạo thành các món với chuối như bánh quy bột yến mạch chuối, ngũ cốc chuối việt quất, sinh tố chuối sô cô la…
Nhưng hãy nhớ đừng bao giờ ăn chuối khi bụng đói.
Như vậy, với tất cả giá trị dinh dưỡng, chuối, khi được tiêu thụ cùng với các bữa ăn khác, cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn là ăn khi bụng đói.
Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cách tốt để khởi đầu ngày mới là ăn chuối, nhưng không phải là ăn một mình mà nên ăn cùng với các thực phẩm khác. Vì vậy, đừng bao giờ ăn chuối thay cho bữa sáng, mà chỉ nên ăn thêm vào cùng với bữa sáng, theo Boldsky.
Theo Thanh niên
6 loại rau củ giúp tăng cường sức đề kháng mùa dịch
Giàu vitamin và các dưỡng chất cần thiết, những loại rau củ dưới đây có thể giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể trong mùa dịch bệnh.
Cải bó xôi là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, sử dụng làm món ăn hay nước ép đều mang lại hiệu quả cao. Nước ép từ loại rau này giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và beta carotene. Bạn có thể kết hợp nước ép của loại rau này cùng với chanh dây nếu cảm thấy khó uống. Loại rau bổ dưỡng này cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như cải bó xôi trộn mè, bánh cải bó xôi chiên… Ảnh: Well_Good.
Là loại rau có thể đưa vào bữa ăn hàng ngày, bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hấp bông cải xanh trong thời gian dưới 4 phút để có thể giữ được những dưỡng chất từ loại rau này. Ảnh: Louishandel.
Ớt chuông cũng là nguồn cung cấp vitamin C rất dồi dào. Thậm chí, lượng vitamin C có trong ớt chuông lớn gấp 2-3 lần so với cam. Vì thế bổ sung ớt chuông vào chế độ ăn mùa dịch là gợi ý tốt nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho bạn và gia đình. Ảnh: Kaip.
Có chứa vitamin A, vitamin B6, vitamin C, magie, kẽm, bí đỏ là thực phẩm dễ kiếm và hữu ích cho sức khỏe. Có thể thay thế các món rau việc bổ sung bí đỏ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. Ảnh: Freepik.
Ăn gừng tươi mỗi ngày là biện pháp giúp bạn giảm bớt các triệu chứng trong trường hợp bị nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng gừng cần được ăn hoặc uống tươi để đảm bảo hoạt động chống virus diễn ra tốt nhất. Ảnh: Unsplash.
Nhiều người xếp tỏi là một loại gia vị. Song, từ lâu, loại củ này đã được y học sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Việc ăn sống khoảng 1-2 củ tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn bởi trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh Allicin có tác dụng diệt virus, tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: 123 RF.
Theo Zing