Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hệ miễn dịch cho trẻ, tuy vậy cha mẹ nên lưu ý cần cho trẻ ăn đúng và đủ theo lời khuyên của chuyên gia.
Tính đến sáng ngày 8/2/2020 đã có 34890 người bị nhiễm virus corona (chủ yếu là ở Trung Quốc), 724 người c.hết và 2078 ca được chữa khỏi. Ở Việt Nam cũng đã có 13 người dương tính với loại virus corona. Trước sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh, nhiều cha mẹ lo lắng không biết nên bổ sung chế độ ăn uống như nào để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Trong buổi livestream có nội dung: “Mẹ bầu và t.rẻ e.m cần làm gì để phòng chống virus corona” trên trang page Afamily.vn và mạng xã hội Lotus”, TS.BS Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM chia sẻ, không có một loại thực phẩm nào khi ăn vào sẽ làm tăng sức đề kháng của trẻ ngay được: “Hệ miễn dịch của cơ thể trẻ không thể xây dựng được trong ngày 1, ngày 2. Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần kháng thể, bổ thể, các dạng tế bào miễn dịch… Đó là cả một hệ thống khổng lồ như “bộ quốc phòng” mà chúng ta muốn xây dựng cần phải từ từ”.
Chế độ ăn uống của trẻ là một vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm (Ảnh minh họa)
TS.BS Đào Thị Yến Phi cũng nhấn mạnh trong thời gian dịch bệnh như hiện tại, hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh nhất. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả: “Cơ thể cần hoạt động bình ổn nhất trong giai đoạn này để hệ miễn dịch lo chống giặc ngoài chứ không phải dọn dẹp bên trong”.
Trong đó bác Yến Phi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp khẩu phần ăn không dư thừa, không thiếu: “Nếu ăn thừa quá thì cơ thể của trẻ sẽ phải cố gắng chuyển hóa những thứ dư thừa đó vào “kho dự trữ” và sẽ làm tăng hoạt động của cơ thể. Còn khi trẻ ăn thiếu, cơ thể sẽ lại cố lấy những thứ trong “kho dự trữ” ra và xài thì cũng sẽ làm tăng hoạt động chuyển hóa. Trong giai đoạn này chúng ta nên ăn vừa đủ và cân đối là tốt nhất. Trung bình 1 chén cơm sẽ cần 50gr thịt cá và khoảng chừng 1, 2 chén rau. Với tỷ lệ cân đối này chúng ta có thể thay đổi thứ này, thứ kia cho trẻ để giúp cơ thể có mức chuyển hóa cân đối nhất. Hệ miễn dịch sẽ lo “chống giặc” chứ không lo dọn dẹp bên trong nhà”. Và chúng ta cần lưu ý những dạng thức ăn không rõ có tốt hay không như thịt lạ, rau lạ, thực phẩm khô, thực phẩm muối kéo dài…”.
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn cân đối cho con cái (Ảnh minh họa).
Bên cạnh việc thiết lập khẩu phần ăn cân đối, không thừa, không thiếu, bác sĩ Yến Phi cũng lưu ý cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước lọc và ăn trái cây nguyên quả thay vì chỉ chỉ uống nước ép: “ Chúng ta biết nhu cầu nước của t.rẻ e.m thường cao hơn người lớn. Trung bình một ngày cơ thể cần tới 1-3 lít nước, thậm chí là 4 lít nếu trời nóng.
Khi ăn trái cây chúng ta sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và nên ăn đa dạng nhất có thể. Dưa hấu, thanh long, cam, cherry… đều có đủ chất dinh dưỡng và vitamin C mà các bà mẹ muốn dành cho con mình. Trẻ nhỏ cần 100-150gr trái cây và 150-200gr rau xanh mỗi ngày. Cha mẹ cần lưu ý rau xanh và trái cây có thành phần dinh dưỡng khác nhau, cho nên chúng ta không dùng trái cây để thay rau và ngược lại, mà nên phân bố đủ lượng rau và trái cây trong ngày”.
Theo Trí Thức Trẻ
Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng khuyên: Những món cần có trong mâm cơm cùng 3 việc phải làm mỗi ngày để tăng cường miễn dịch phòng chống dịch nCoV
Nhằm góp phần phòng chống dịch nCoV, Viện Dinh dưỡng đề nghị người dân cần chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tính đến chiều tối ngày 14/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 ca dương tính với Covid-19. Trong bối cảnh dịch có nhiều diễn biến mới, chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng đề nghị cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng chống dịch nCoV.
Theo Viện Dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày người dân cần đảm bảo thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cụ thể:
– Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).
Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể.
– Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…
– Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, Viện Dinh Dưỡng cũng khuyến cáo người dân thêm 3 điều quan trọng khác trong ăn uống:
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm
a. Khi đi mua thực phẩm
– Cần sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật c.hết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.
– Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.
b. Chế biến thực phẩm tại nhà
– Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.
– Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.
– Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
– Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo t.iêu d.iệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…).
c. Ăn uống đảm bảo vệ sinh
– Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;
– Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.
2. Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch nCov
– Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.
– Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát.
– Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.
3. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt
– Đối với người cao t.uổi: Đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Đối với người cao t.uổi: Đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng…
– T.rẻ e.m: Cho trẻ dưới 6 tháng t.uổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng t.uổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
– Những người đang mắc các bệnh mạn tính: Như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng và Bộ Y tế (Trí Thức Trẻ)
Bạn đang tìm: mua tai nghe trợ thính tại Bà rịa Vũng Tàu chính hãng
Xem địa chỉ: mua tai nghe trợ thính tại An Giang giá rẻ
Địa chỉ: mua tai nghe trợ thính tại Nghệ An uy tín