Nhiều gia đình có thói quen sử dụng mỡ lợn trong nấu ăn, vì cho rằng mỡ lợn có mùi thơm và rất tốt cho sức khỏe. Vậy mỡ lợn có thực sự tốt không?
Lợi ích của việc ăn mỡ lợn là gì?
Trước hết, ăn mỡ lợn có lợi ích nhất định trong việc giúp nhuận tràng, vì mỡ lợn trơn mịn, nó có thể giúp giữ ẩm đường ruột, đại tiện sẽ tương đối trơn tru. Mỡ lợn có vị ngọt, có tác dụng bảo vệ sức khỏe lá lách, dạ dày và phổi. Những người có cảm giác kém ăn, người gầy yếu cũng rất thích hợp để ăn mỡ lợn.
Ngoài ra, mỡ lợn có lượng calo cao, rất có lợi cho những người cần bổ sung năng lượng, chẳng hạn như những người đã khỏi bệnh nghiêm trọng hoặc những người thường xuyên lao động vất vả.
Thứ hai, mỡ lợn có thể thúc đẩy sự thèm ăn. Thực phẩm chất béo động vật sẽ có hương vị đặc biệt, thơm và ngon hơn khi nấu ăn. Mỡ lợn cũng có tác dụng giải độc, có thể giúp phụ nữ điều trị viêm phụ khoa.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn cũng có hại
Nhược điểm 1: Mỡ lợn có lượng calo cao, ăn thời gian dài rất dễ tăng cân, vì vậy kiến nghị những người béo phì không nên ăn nhiều.
Nhược điểm 2: Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch, những người già hoặc bệnh nhân bị huyết áp cao, tăng lipid m.áu hoặc bệnh tim thì nên ăn ít.
Nhược điểm 3: Hàm lượng lipid của mỡ lợn tương đối cao. Tiêu thụ quá lâu sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch.
Vậy một ngày nên ăn bao nhiêu mỡ lợn?
Mỡ lợn và các chất béo động vật khác thực sự rất thơm khi được sử dụng để nấu ăn, nhưng đây là các axit béo bão hòa, còn chất béo trong thực vật là axit béo không bão hòa. Trong chế độ ăn uống khoa học, bạn nên chọn chất béo theo tình trạng thể chất.
Ví dụ, người già, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và người béo phì có thể chọn ăn dầu thực vật nhiều hơn và người gầy có thể tăng mức tiêu thụ mỡ lợn một cách thích hợp. Nếu bạn thực sự thích ăn mỡ lợn, bạn cũng không nên ăn nó mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng mỡ lợn mỗi tuần 2 lần. Kiến nghị mỗi người mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 25-30 gram.
Làm thế nào để sử dụng mỡ lợn và dầu ăn một cách lành mạnh?
– Sử dụng cả mỡ lợn và dầu thực vật trong nấu ăn. Tuy nhiên, nếu các thành viên trong gia đình có thể trọng tương đối nặng hoặc mắc bệnh tim mạch nên giảm tiêu thụ mỡ lợn.
– Khi nấu, chú ý nhiệt độ không quá cao. Nếu dầu ăn hoặc mỡ lợn đã bốc khói trong nồi, nhiệt độ lúc này sẽ gần như vượt quá 200 độ C. Khi đó rất dễ sản sinh các chất có hại như formaldehyd, benzen và axit acrylic.
Nên sử dụng cả mỡ lợn và dầu thực vật trong nấu ăn.
– Mỡ lợn hoặc dầu ăn nên mua ở những cửa hàng uy tín. Đặc biệt dầu ăn nên lựa chọn thương hiệu có tiếng, bởi dầu ăn dễ bị nhiễm độc aflatoxin trong quá trình sản xuất do thực phẩm bị mốc. Khi nuốt phải aflatoxin rất dễ bị ngộ độc, thậm chí bị ung thư gan.
Bất kể lựa chọn mỡ lợn hay dầu thực vật, chúng ta đều phải chú ý đến lượng thích hợp khi tiêu thụ. Chú ý hơn đến dầu ăn hoặc mỡ lợn sau khi chiên, không chiên nhiều lần, rất dễ tạo ra axit béo trans và các chất gây ung thư khác.
(Nguồn: QQ)
Hà Vũ
Theo baodansinh
Sai lầm không ăn mỡ lợn, ảnh hưởng đến sức khỏe ít ai ngờ
Nhiều người cho rằng việc ăn mỡ lợn là nguồn gốc của nhiều bệnh tật. Thực tế chỉ ra rằng, mỡ lợn hay mỡ động vật có ích lợi không kém với dầu thực vật.
Theo bác sĩ Ngô Quang Trúc – Viện Y học bản địa Việt Nam, không ăn mỡ động vật, như bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày và thay bằng dầu thực vật là quan niệm sai lầm. Mỡ động vật cũng có tác dụng hoàn thiện trí não ở trẻ nhỏ và các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cả mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu phần.
Trong mỡ lợn có nhiều chất béo tốt cho sức khỏe.
Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5. Trong khi đó, bác sĩ Trúc lại cho rằng từ lâu tới nay người dân hay bị “ru ngủ” bởi các chuyên gia, các nhà tư vấn dinh dưỡng… chỉ ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động vật.
Việc ăn mỡ động vật được khuyến cáo cần thiết và theo giai đoạn của đời người. Ví dụ ở giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 70/30; Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50; Giai đoạn người có t.uổi, cao t.uổi, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70.
Bác sĩ Trúc kể, người dân miền núi họ vẫn sử dụng mỡ lợn và ông chiêm nghiệm thấy cũng tốt cho sức khỏe nhất là về mắt. Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng: trong mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh, mà trong dầu thực vật không có hoặc nếu có thì cũng rất ít.
Hơn nữa, các axít béo no trong trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch m.áu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng bệnh tai biến mạch m.áu não (xuất huyết não…) và các bệnh tim mạch, theo Tổ chức y tế thế giới bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch m.áu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây t.ử v.ong cho con người. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm, có hại cho sức khỏe.
Làm thế nào để tinh chế mỡ lợn chất lượng cao?
Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn đồng cỏ, hoặc để đảm bảo nguồn hữu cơ, không có hormone và kháng sinh.
Sử dụng thịt mỡ lợn, ắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong. Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút. Cho đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.
Cho đến khi mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ. Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.
Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần. Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN