Ngày càng có nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Điều nguy hiểm là sau một thời gian diễn tiến thầm lặng, chúng có thể dẫn tới biến chứng nặng nề, gây tàn phế, thậm chí t.ử v.ong.
Chiều 13/11, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội) khai trương góc tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp- đái tháo đường và sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
TS.BS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, tăng huyết áp và đái tháo đường là bệnh mãn tính không lây truyền ngày càng nhiều người mắc hơn trong cộng đồng nói chung và trong nhóm bệnh nhân cao t.uổi nói riêng. Tăng huyết áp và đái tháo đường sau một thời gian diễn tiến thầm lặng dẫn tới biến chứng nặng nề.
“Bệnh có thể gây tàn phế hoặc t.ử v.ong cho bệnh nhân. Bản thân hai bệnh đó là kẻ g.iết n.gười thầm lặng bởi vì ngay từ ban đầu có thể không xảy ra biến chứng nhưng nếu chúng ta không theo sát chăm sóc, quản lý và điều trị tích cực thì có thể để lại biến chứng nặng nề”, TS. BS Trung Anh nhấn mạnh.
Theo ước tính của liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2017, Việt Nam có xấp xỉ 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này tương đương với 6% dân số trưởng thành. Nếu không được chữa trị và theo dõi hợp lý, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa đến tính mạng như mù lòa, tổn thương thần kinh nặng dẫn đến n.hiễm t.rùng và phải cắt cụt chi và bệnh lý tim mạch (đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim).
Khi số người mắc bệnh đái tháo đường tiếp tục tăng trên toàn thế giới, vai trò của điều dưỡng và nhân viên hỗ trợ trong lĩnh vực y tế ngày càng trở nên quan trọng và đặc biệt trong việc quản lý nhằm giảm thiểu các tác động của tình trạng bệnh lý và biến chứng đái tháo đường đến người bệnh.
Do đó, theo TS. BS Trung Anh, ngay ngày đầu tiên bệnh nhân phát hiện mắc tăng huyết áp-đái tháo đường cần được trang bị những kiến thức cần thiết để họ có thể phối hợp với đội ngũ y tế và tự mình theo dõi sức khoẻ tình trạng huyết áp, chỉ số đường huyết của mình để phối hợp có hướng điều trị tốt nhất. Bởi đái tháo đường, tăng huyết diễn tiến trong vòng nhiều năm, thầm lặng nhưng hậu quả nặng nề biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch (nhồi m.áu cơ tim, suy tim).
Đái tháo đường gây tổn thương nhỏ ở mạch m.áu mắt thận dẫn tới suy thận ở nhiều mức độ, tổn thương mắt dẫn tới mù lòa, đặc biệt các biến chứng về thần kinh dẫn tới tổn thương ở bàn chân gây loét hoại tử n.hiễm t.rùng, thậm chí cắt cụt chi…
Với ý nghĩa hỗ trợ cộng đồng đặc biệt bệnh nhân tăng huyết áp-đái tháo đường, câu lạc bộ bệnh nhân và Góc Ngày đầu tiên, Bệnh viện Lão khoa Trung ương ra đời sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao t.uổi nói riêng được tốt hơn.
Cảnh báo cứ 10 người sẽ có 1 người bị bệnh đái tháo đường
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, dự báo tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu người, tương đương với cứ 10 người có 1 người bị đái tháo đường.
Khu vực lấy m.áu xét nghiệm đường huyết. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc phòng, chống bệnh đái tháo đường và các bệnh lý do thiếu hụt iốt, bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân, sáng 13/11, tại Thanh Hóa, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức míttinh nhân Ngày toàn dân mua và sử dụng muối iốt 2/11 và Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường 14/11.
Đái tháo đường hiện là một trong những bệnh nội tiết phổ biến nhất trên thế giới và được dự báo sẽ như một đại dịch của thế kỷ 21. Mỗi năm, bệnh đái tháo đường cướp đi sinh mệnh của hơn 3 triệu người trên thế giới.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017, toàn thế giới có 425 triệu người trong độ t.uổi 20-79 bị bệnh đái tháo đường, có nghĩa là cứ 11 người có 1 người mắc bệnh. Dự báo tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu người, tương đương với cứ 10 người có 1 người bị đái tháo đường.
Cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, lười vận động thể lực ở t.rẻ e.m, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang có xu hướng gia tăng ở cả t.rẻ e.m và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn mà xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh từ miền núi đến trung du, đồng bằng. Đáng chú ý, có trên 50% số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện sớm mà chỉ được biết khi đã có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như biến chứng tim mạch, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn chân…
Bệnh đái tháo đường thực sự là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” do thường được chẩn đoán muộn. Hiện Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị t.iền đái tháo đường và 2/3 số này (chiếm 70%) sẽ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ t.ử v.ong cao.
Liên quan đến các bệnh lý do thiếu hụt iốt, trong khi khuyến cáo toàn cầu về phổ cập sử dụng muối iốt toàn dân là 90%, Việt Nam chỉ có 45% số hộ gia đình đang sử dụng muối iốt, thấp hơn nhiều so mức khuyến cáo.
Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương gần đây cho thấy tỷ lệ bướu cổ t.rẻ e.m từ 8-10 t.uổi là 9,8%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khoảng 60%, mức trung vị iốt niệu là 8,4mcg/dl.
Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua và là một thực tế đáng báo động về tình trạng thiếu hụt iốt ở Việt Nam.
Thiếu iốt sẽ gây bệnh bướu cổ, suy giảm trí thông minh và đần độn. Đặc biệt, thiếu iốt giai đoạn bà mẹ mang thai còn gây ra xảy thai, thai c.hết lưu, suy giáp bẩm sinh cho trẻ…
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Bộ Y tế mong muốn thông qua Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường và Ngày vận động toàn dân dùng muối iốt 2/11, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng cùng xây dựng ý thức xã hội; nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa và chữa trị kịp thời, khoa học đối với bệnh đái tháo đường và các biến chứng nguy hiểm của nó.
Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu mọi người dân chú ý và quan tâm hơn nữa đến khẩu phần ăn hằng ngày, thường xuyên tăng cường hoạt động thể lực.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng kêu gọi toàn dân hãy quan tâm đến việc phòng, chống thiếu iốt bằng cách bổ sung muối iốt vào thực phẩm hằng ngày trong cả cuộc đời.
Trong khuôn khổ Lễ míttinh, Bộ Y tế và Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân tại Thanh Hóa, trong đó có việc hỗ trợ kiểm tra phát hiện bệnh và tư vấn về việc phòng ngừa, chữa trị cho người dân nếu bị đái tháo đường; tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập dành cho người đái tháo đường; phát tài liệu truyền thông hướng dẫn dự phòng bệnh.
Sau Lễ míttinh, các đơn vị y tế đã diễu hành trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để tuyên truyền về Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 và Ngày vận động toàn dân dùng muối iốt 2/11./.