Loại củ mọc mầm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch m.áu, bảo vệ tim hiệu quả.
Nhiều bà nội trợ hiểu nhầm rằng, tỏi mọc mầm là không nên ăn vì có hại cho sức khỏe Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, chất dinh dưỡng của tỏi khi mọc mầm lại mang đến hiệu quả cao nhất.
Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.
Theo các chuyên gia, tỏi mọc mầm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Chống ung thư
Tỏi mọc mầm là vị thuốc tự nhiên với công dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cụ thể, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical – một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Không chỉ vậy, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.
Ngăn ngừa lão lóa
Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm bằng các loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa có trong tỏi mọc mầm giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa hữu hiệu.
Tuy nhiên, trong các bữa ăn hằng ngày, tỏi chỉ là gia vị chứ không phải nguồn chất chống oxy hóa đáng kể nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, tốt nhất các gia đình không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn.
Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Một nghiên cứu đã khẳng định những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim mạch cao hơn tỏi tươi. Tỏi mọc mầm đẩy mạnh hoạt động của enzyme, ngăn chặn các hoạt động dẫn tới sự hình thành mảng bám – tác nhân gây tắc nghẽn tim. Nhờ vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.
Bên cạnh đó, tỏi mọc mầm còn cung cấp lượng lớn chất ajoene – chất ngăn ngừa sự hình thành các cục m.áu đông. Không những thế, chất nitrit trong tỏi cũng có tác dụng làm giãn nở động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song sẽ giúp chống lại sự hình thành các cơn đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi mọc mầm là một phương thuốc hữu hiệu đối với người hay bị cảm lạnh, ho hoặc n.hiễm t.rùng. Mầm tỏi, đặc biệt là loại đã mọc mầm 5 ngày cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp t.iêu d.iệt các tác nhân gây n.hiễm t.rùng tế bào.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, việc ăn tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa cảm lạnh và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng,…
Bất ngờ với 6 loại thực phẩm mọc mầm cực kì tốt cho sức khỏe
Không phải bất kì loại thực phẩm nào nảy mầm cũng đều có hại cho sức khỏe. Dươi đây la nhưng loai thưc phâm moc mâm rât tôt cho sưc khoe ngươi sư dung.
Nhưng loai thưc phâm moc mâm tôt cho sưc khoe
Giá đỗ moc mâm
Anh minh hoa
Đối với những người béo phì thì có lẽ giá đỗ là một món ăn quen thuộc trong khẩu phần giảm cân. Bởi vì, giá đỗ cung cấp nguồn năng lượng thấp, ít chất béo, đồng thời có rất nhiều tác động tích cực đến cơ thể như hỗ trợ tiêu hóa, tăng mật độ xương, giảm mỡ, lợi tiểu, giảm Cholesterol, giảm mỡ m.áu và đẩy lùi các nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, Giá đỗ cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như Carbohydrate, Protein, vitamin và khoáng chất.
Anh minh hoa
Tỏi đã mọc mầm
Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng tỏi nảy mầm là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Tỏi mọc mầm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với bình thường, ngoài ra còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin A, C, chất xơ,… Hỗ trợ cho hoạt động chức năng của cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa và chống ung thư hiệu quả.
Lưu ý: Tỏi nảy mầm sẽ phát huy giá trị dinh dưỡng cao nhất vào ngày thứ 5 từ khi nảy mầm.
Anh minh hoa
Mầm đậu Hà Lan
Đậu hà lan chứa rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt là lúc chúng nảy mầm. Đậu hà lan nảy mầm không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu khoa học, Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.
Đậu hà lan có thể trở thành những món ăn hằng ngày như rau trộn, rau xào,…
Anh minh hoa
Mâm đậu tương
Đậu tương khi đã mọc mầm hoàn toàn có thể sử dụng được. Không những vậy nó còn tốt cho người sử dụng. Khi đậu tương nảy mầm, những chất độc trong đâu tương không những bị phân giải mà hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đến gấp 2 lần so với bình thường.
Đậu tương nảy mầm được dùng phổ biến trong chế biến sữa đậu nành, thức ăn, đồ uống dinh dưỡng cho gia đình
Anh minh hoa
Mầm gạo lứt
Mặc dù ai cũng biết gạo lứt là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sự hữu ích của mầm gạo lứt. Nhờ quá trình nảy mầm, gạo mầm được bổ sung thêm các vitamin E, PP, B1, B6, Magie… đặc biệt là chất GABA hỗ trợ chống độc cho thận.
Anh minh hoa
Hạt tam giác mạch
Hạt tam giác mạch có rất nhiều tác dụng như hạ huyết áp, hạ mỡ m.áu, hạ đường huyết,.. Thế nhưng, ngay cả hạt tam giác mạch nảy mầm cũng có công dụng riêng của nó. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hạt tam giác mạch nảy mầm có khả năng giảm huyết áp và ức chế bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ khá cao, loại hạt này còn giúp cơ thể tiêu hóa được tốt hơn.