Mang thai bị đau vùng thắt lưng, do đâu?

Tôi mang thai lần đầu, hiện thai đã được 8 tháng. Thai nhi phát triển tốt nhưng 1 tuần nay tôi bị đau lưng, rất khó vận động cúi xuống đứng lên. Xin bác sĩ cho lời khuyên?

mang thai bi dau vung that lung do dau 652 5377085

Ảnh minh họa

leminhhoa@gmail.com

Gần nửa trường hợp có đau thắt lưng trong khi mang thai, nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đau thường khu trú ở vùng thắt lưng và khớp cùng chậu, ít hoặc không lan, tăng khi vận động và sờ nắn tại chỗ, giảm khi nghỉ ngơi.

Những biến đổi về tư thế liên quan đến quá trình mang thai (cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ ưỡn ra trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn so với trước khi mang thai) là nguyên nhân quan trọng gây đau lưng. Mặt khác, dưới tác dụng của hormon elastin, các khớp và dây chằng mềm và giãn ra nhất là vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng – chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng giúp mang thai và cuộc đẻ được dễ dàng. Để điều trị, có thể dùng thuốc chống đau theo chỉ định của bác sĩ an toàn cho mẹ và thai nhi, vật lý trị liệu là lựa chọn hàng đầu.

Trong trường hợp của chị chỉ có khó vận động thì nên hạn chế các động tác làm đau lưng, nếu đau quá mức thì cần phải có sự cân nhắc phối hợp chỉ định dùng thuốc của bác sĩ sản khoa và bác sĩ xương khớp.

Có bầu ngồi tư thế này cực hại, con trong bụng “kêu cứu” vì đau đớn

Tư thế ngồi thoải mái với mẹ nhưng có khi lại đang gây hại cho thai nhi trong bụng.

Khi thai nhi trong bụng mỗi ngày một lớn, mọi tư thế vốn bình thường trước đó của mẹ bầu đều bị ảnh hưởng, bao gồm tư thế ngồi, ngủ, đứng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không chú có thể gây ra những hành động làm hại đến con. Trong đó 2 tư thế ngồi dưới đây được các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ bầu cần phải lưu ý không được phạm vào:

Tư thế nửa ngồi nửa nằm

Tư thế nửa ngồi nửa nằm mà chúng ta thường gặp là ngồi trên ghế hoặc sofa với phần hông và toàn bộ cơ thể ngả về phía sau. Tư thế ngồi này tưởng chừng rất thoải mái nhưng đối với mẹ bầu nó có thể mang đến những nguy hại sau:

– Duy trì tư thế nửa ngồi nửa nằm trong thời gian dài sẽ khiến các đốt sống cổ, ngực và thắt lưng dễ bị chèn ép, khiến toàn bộ cơ thể bị lõm xuống và trục trung tâm của cơ thể bị lệch ra sau. Từ đó dễ gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng và gây đau mỏi vai, gáy, thắt lưng khi mang thai và sau khi sinh. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim và chức năng hô hấp;

– Tư thế ngồi này khiến chân mẹ bầu không được mở rộng hết cỡ, bụng dễ bị dồn nén, cơ thể bị gò bó, tuần hoàn m.áu bị cản trở. Hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí ảnh hưởng đến vùng chậu của em bé.

Lời khuyên:

Thai nhi khi đã lọt vào khung chậu của mẹ trong tam cá nguyệt thứ 3 đồng nghĩa với việc sắp chào đời. Ở giai đoạn này, đầu thai nhi hướng xuống, mông hướng lên, phần thân mình uốn cong. Sau khi vào khung xương chậu, vị trí của thai nhi đã tương đối ổn định, mẹ bầu có thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

co bau ngoi tu the nay cuc hai con trong bung keu cuu vi dau don 881 5304069

Mẹ bầu cần lựa chọn tư thế ngồi thẳng lưng thay vì nửa ngồi nửa nằm.

Tư thế ngồi bắt chéo chân

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người thích gác chân này lên chân kia, thường được gọi là “bắt chéo chân”. Nhiều phụ nữ tiếp tục thói quen này sau khi mang thai, gác chân ngay khi ngồi xuống. Các mẹ bầu phải đặc biệt lưu ý những nguy hiểm của tư thế ngồi bắt chéo chân:

– Khi bắt chéo chân, đầu gối hai bên chịu lực khác nhau, dây thần kinh đầu gối bị chèn ép, dễ gây lưu thông m.áu ở chi dưới, có thể gây giãn tĩnh mạch, đau lưng, huyết khối (cục m.áu đông),…

– Bắt chéo chân lâu ngày sẽ chèn ép dây thần kinh khiến chân mẹ bầu bị tê liệt, thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm.

– Khi bắt chéo chân, chỉ cần một bên mông bị căng cũng dễ khiến xương hông của mẹ bầu to ra và biến dạng. Nếu bạn giữ tư thế ngồi này thường xuyên, tư thế của thai nhi dễ bị lệch, ảnh hưởng đến quá trình đi vào vùng chậu được suôn sẻ.

Tư thế ngồi đúng và thoải mái khi mang thai

– Trước khi ngồi xuống, mẹ bầu nên kiểm tra xem ghế đã chắc chắn chưa. Sau khi xác định đã an toàn thì hãy ngồi lên 1/2 mặt ghế, sau đó từ từ di chuyển phần thân dưới cho đến khi lưng tựa thẳng vào lưng ghế. Khi các cơ được kéo căng, khớp háng và khớp gối phải vuông góc với nhau, đồng thời đưa 2 đùi lại sát nhau để tránh bị đau lưng.

– Nếu mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi ngồi có thể kê gối dưới hông, ngang hông, dưới chân hoặc điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp để đạt được mục đích ngồi thoải mái.

– Tránh ngồi lâu ít vận động: Ngồi lâu khi mang thai dễ dẫn đến tình trạng lưu thông m.áu ở chi dưới của mẹ bầu kém, chèn ép vào khung xương chậu, m.áu trong tử cung lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên đứng dậy đi lại sau khi ngồi một khoảng thời gian sẽ có lợi hơn cho bản thân và thai nhi.

co bau ngoi tu the nay cuc hai con trong bung keu cuu vi dau don 7b2 5304069

Nên thực hiện tư thế nào vào những thời điểm khác?

Khi đứng

Trong lúc đứng khi mang thai, hãy để hai chân cách xa nhau, rộng bằng vai, duỗi thẳng cột sống, thẳng đầu, nhìn thẳng về phía trước, không ngả ra sau và buông thõng hai tay một cách tự nhiên.

Khi ngồi xổm

Ngồi xổm khi mang thai hãy giữ nguyên vị trí nằm ngang của trọng tâm và chú ý đến chuyển động thẳng đứng xuống của trọng tâm cơ thể. Trong quá trình ngồi xổm, mẹ bầu phải đảm bảo gót chân luôn sát đất, không kiễng chân nếu không có thể khiến cơ thể chúi về phía trước và dễ bị ngã. Khi đứng dậy, bạn nên dùng gót chân để làm điểm trụ giúp cơ thể lên cao từ từ và theo chiều thẳng đứng.

Trong khi ngủ

Ở tam cá nguyệt thứ 2 (12 tuần thai kỳ), mẹ bầu có thể áp dụng tư thế ngủ nằm nghiêng về bên trái. Ngủ nghiêng về bên trái là tốt cho sức khỏe bà bầu nhất, không gây áp lực quá lớn lên tim, giúp lợi tiểu, đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu của tử cung và nhau thai. Tư thế này cũng giúp giảm giãn tĩnh mạch chi dưới của thai phụ, đồng thời có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy ở thai nhi.

Nhưng nếu mẹ bầu không thoải mái khi nằm nghiêng bên trái, mẹ cũng có thể chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa. Chỉ có hai tiêu chuẩn cho giấc ngủ, một là mẹ thấy thoải mái, hai là con phải thoải mái.

Ngoài ra, mẹ bầu mắc bệnh tim hoặc tâm phế mãn cũng không thể ngủ nghiêng về bên trái.

Khi thức dậy

Trước khi ngủ dậy, mẹ bầu có thể hít thở sâu để giảm bớt cảm giác khó chịu vừa thức giấc. Khi bạn đứng dậy, gập đầu gối về phía trước bụng, sau đó di chuyển đầu gối và bàn chân đến mép giường, ấn lòng bàn tay xuống giường, từ từ chống phần trên cơ thể lên bằng sức mạnh của cánh tay, sau đó hạ chân xuống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *