Nếu hay bị các vết bầm tím không rõ lý do, có thể bạn mắc các bệnh này

Bệnh tiểu đường, mất cân bằng nội tiết, thiếu chất dinh dưỡng… có thể là nguyên nhân của các vết bầm tím dưới da.

1. Tập tạ, nâng vật nặng

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay 7fc 4788430

Nâng tạ hoặc nâng vật nặng, va đ.ập là các lý do chủ yếu cho vết bầm tím. Khi các mạch m.áu của bạn đã yếu thì việc hoạt động thể chất khiến các mao mạch khỏe nhất cũng bị tổn hại. Do đó, việc tập thể dục khi chưa dãn cơ hoặc lúc cơ thể mệt mỏi sẽ khiến sức khỏe xuống cấp.

Ngay cả t.rẻ e.m cũng có thể bị bầm tím ở vai vì cặp sách quá nặng.

Người ta tin rằng những vết bầm như vậy không nguy hiểm lắm nhưng đó là một minh chứng cho việc bạn đang làm quá sức.

2. Uống thuốc

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay 562 4788430

Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến m.áu có thể dẫn đến sự xuất hiện của những vết bầm tím. Chúng có thể xuất hiện mờ rồi đậm dần theo thời gian. Những vết bầm này thường bị gây ra bởi các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chứa sắt hoặc thuốc chống hen.

Loại thuốc phổ biến nhất làm cho m.áu lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin.

Nếu bạn đã nhận thấy mối liên hệ giữa việc dùng thuốc và các vết bầm trên da thì hãy đi khám ngay để tránh hiện tượng xuất huyết trong.

3. Bệnh về m.áu

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay ff7 4788430

Bệnh về m.áu và mạch m.áu có thể gây ra vết bầm tím. Giãn tĩnh mạch, Willebrand, giảm tiểu cầu hoặc bệnh bạch cầu thường được gây ra bởi các vấn đề với lưu thông m.áu.

Do đó, bạn hãy đến bệnh viện nếu nhận thấy ngoài các vết bầm còn có những triệu chứng đáng lo khác như: đau và sưng chân, ra m.áu nướu, các đốm mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc ra m.áu cam.

4. Thiếu chất dinh dưỡng

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay e55 4788430

Một số vết bầm không giải thích được có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết. Ví dụ, B12 tham gia sản xuất m.áu, vitamin K chịu trách nhiệm cho quá trình đông m.áu và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới. Không có các chất này, các mạch m.áu sẽ dễ bị vỡ.

Một loại vitamin rất quan trọng khác là P. Không có nó, việc sản xuất collagen là bị trì trệ, do đó các mạch trở nên mỏng dẫn đến tình trạng xuất hiện vết bầm trên da.

Cân bằng sắt rất quan trọng đối với cơ thể. Khi thiếu sắt hoặc có quá nhiều sắt trong m.áu sẽ không chỉ gây vết bầm mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nguồn vitamin P là trà xanh tươi, táo, bí ngô và tỏi. Vitamin K có thể được tìm thấy trong chuối, trứng, các loại hạt và cá béo. B12 có thể được tìm thấy trong gan, cá, phô mai và rau diếp.

5. Mất cân bằng nội tiết tố

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay 356 4788430

Mất cân bằng hormonal là một trong những lý do phổ biến nhất cho vết bầm tím. Chúng có thể xuất hiện nếu bạn thiếu hụt estrogen.

Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn đang dùng thuốc nội tiết tố, hoặc nếu bạn đang mang thai thì estrogen sẽ bị thiếu và khiến các mạch m.áu, thành mao mạch dễ bị tổn thương, xuất hiện vết bầm trên da.

6. Thay đổi liên quan đến t.uổi

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay 6d7 4788430

Một yếu tố khác khiến các vết bầm xuất hiện trên da là t.uổi tác. Khi cơ thể già nua, hệ thống mạch m.áu trở nên yếu dần theo t.uổi tác và các mô mất tính đàn hồi.

7. Bệnh tiểu đường

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay c16 4788430

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lưu thông m.áu, do đó, rất hay gây hiện tượng bầm tím. Và cũng có những vết bầm tím có thể là triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn rất sớm.

neu hay bi cac vet bam tim khong ro ly do co the ban mac cac benh nay 3d8 4788430

Ngoài các vết bầm còn có các triệu chứng khác chỉ ra bạn mắc bệnh tiểu đường như: thường xuyên khát nước, vết thương lâu lành hơn, bạn mệt mỏi nhanh chóng, thị lực mờ và bạn có những đốm trắng trên da.

Thông thường, vết bầm trên da mờ dần hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bị thương. Vì vậy, nếu bạn thấy vết bầm có màu sắc lạ hoặc không biến mất sau 2 tuần thì hãy đi khám bác sĩ.

Mai Anh

U tuyến yên không phải là ung thư

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh và Chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Asean – cho biết, u tuyến yên thường không phải là ung thư và không di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

u tuyen yen khong phai la ung thu 12d 4766717

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Asean, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xem phim chụo X-quang của bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Theo PGS.TS. Đồng Văn Hệ, bệnh lý u tuyến yên thường hay gặp ở người trưởng thành. Nhiều nghiên cứu chỉ ra cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị u tuyến yên. Phần lớn những khối u tuyến yên rất nhỏ, không có triệu trứng lâm sàng hoặc không bao giờ có dấu hiệu gì và không cần điều trị.

Vì thế, người có u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ thấp. Khối u tuyến yên chiếm 25% khối u trong sọ được phẫu thuật.

PGS.TS. Đồng Văn Hệ khẳng định: U tuyến yên thường không phải là ung thư nên không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch m.áu quan trọng.

Khối u phát triển sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn, thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng. Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp bổ sung hormon.

Hiện, có nhiều phương pháp đang được sử dụng để điều trị u tuyến yên. Khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Với đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên, một số u không thể phẫu thuật được qua các đường trên mà phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.

Xạ trị được sử dụng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau giúp giảm thể tích khối u như: Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin.

Các thuốc này sẽ giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u; Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi.

Để giúp người dân hiểu rõ hơn về các bệnh lý u não, ngày 28/3 tới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh lý u não với chủ đề “Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý u não”.

Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, U thần kinh đệm, U tuyến yên, U sọ hầu, U nền sọ.

Đặc biệt, Bệnh viện sẽ miễn phí chụp MRI/Cộng hưởng từ cho 10 người đầu tiên đăng ký.

U tuyến yên là một trong 4 loại u trong sọ hay gặp nhất (u di căn não, u màng não, u tế bào thần kinh đệm và u tuyến yên), phát triển từ tế bào tuyến yên. Đây là u lành tính, phát triển chậm. U tuyến yên nằm ở hố yên (ở nền sọ ngay phía sau gốc mũi). Tuyến yên tiết nhiều nội tiết tố quan trọng điều khiển nhiều tuyến nội tiết khác của cơ thể.

Theo viettimes.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *