Người phụ nữ này tưởng mình bị sưng mắt do dị ứng nhưng hóa ra đó lại là triệu chứng của bệnh về mắt có liên quan tuyến giáp

Hiện tại, người phụ nữ này vẫn đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật cho cả hai mắt.

Vào tháng 11/2016, Karen Mathews cảm thấy cực kỳ mệt mỏi đến nỗi khó thể cúi người buộc dây giày. Vào thời điểm đó, người phụ nữ này đang phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày, từ 6-7 ngày một tuần với tư cách là người vận hành robot tại một công ty sản xuất ô tô. Do làm việc trong nhiều giờ như vậy, Karen đã nghĩ mệt mỏi là hiện tượng rất bình thường.

Vào đầu tháng 12, các triệu chứng ngày một gia tăng. Cô chia sẻ: “Tôi bắt đầu bị run tay. Sau đó, một buổi tối nọ, tôi yếu đến mức không thể đứng dậy ra khỏi bồn tắm. Tôi đã phải nghỉ giải lao trong khi chuẩn bị cho công việc vào buổi sáng vì quá kiệt sức. Dù vậy, một lần nữa tôi vẫn nghĩ điều này là do làm việc quá sức”.

Tới tháng 1/2017, Karen cảm thấy cơ thể rất lạ khi đang làm việc nên đã đến phòng y tế ở công ty để đo huyết áp. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 155 nhịp mỗi phút khiến cô hoảng hốt. Người phụ nữ này vội vàng gọi cấp cứu và được đưa đến bệnh viện.

nguoi phu nu nay tuong minh bi sung mat do di ung nhung hoa ra do lai la trieu chung cua benh ve mat co lien quan tuyen giap e62 5376064

Karen đã chia sẻ bức ảnh này sau khi được đưa đi cấp cứu với lời nhắn: “Tôi đã giảm hơn 3 kg trong vòng một tuần”.

Sau khi xem kết quả xét nghiệm m.áu và xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán cô đang phải đối mặt với bệnh Graves, bệnh tự miễn khiến các kháng thể tấn công tuyến giáp và kích thích sản xuất hormone tuyến giáp trong cơ thể, dẫn đến tình trạng cường giáp. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dừng lại ở đó.

Dưới đây là những lời chia sẻ của Karen về hành trình phát hiện và điều trị bệnh nhãn giáp trong suốt những năm qua:

Hiện tượng bất thường

Vào tháng 3/2017, khoảng bốn tháng sau được chẩn đoán mắc bệnh Graves, tôi bắt đầu cảm thấy mắt có vấn đề. Một buổi sáng nọ, mí mắt trên của tôi sưng lên và đỏ. Mặc dù thường không bị dị ứng theo mùa vào thời điểm đó trong năm, tôi cho rằng đây là nguyên nhân vì dùng thuốc dị ứng đã làm dịu vết sưng một chút.

Mắt tôi cũng mỏi và cảm thấy có sạn ở bên trong. Nếu dụi mắt, các mạch m.áu có lẽ sẽ vỡ ra. Một người bạn cho rằng đây là điều bình thường vì đôi khi cô ấy cũng gặp phải hiện tượng như vậy.

Dấu hiệu nguy hiểm

nguoi phu nu nay tuong minh bi sung mat do di ung nhung hoa ra do lai la trieu chung cua benh ve mat co lien quan tuyen giap 7ee 5376064

Mãi đến giữa tháng 4/2017, Karen mới nhận ra có điều gì đó thực sự không ổn.

Vào ngày cuối tuần, cháu gái của tôi tới chơi và hoảng hốt khi nhìn vào mắt tôi. Lúc đó, tôi biết rằng những thay đổi trong mắt là có thật và đáng chú ý.

Ngay sau đó, tôi đến khám bác sĩ. Tôi thậm chí còn mang những bức ảnh cũ của mình để so sánh với ảnh chụp gần đây. Một bức ảnh chụp nghiêng cho thấy mắt phải bị lồi ra đáng kể. Tuy nhiên, bác sĩ lại cho rằng những bức ảnh đó trông khác nhau vì được chụp ở nhiều góc độ. Tôi rời khỏi phòng khám và không nhận được bất kỳ câu trả lời nào.

Tự tìm hiểu

Khi về nhà, tôi bắt đầu tìm kiếm trên Google với các từ khóa “mắt lồi” và “sụp mí mắt”. Tôi phát hiện ra bệnh Grave còn có tên gọi khác là bệnh nhãn giáp (TED). Mí mắt sưng húp, cảm giác có sạn trong mắt và lồi mắt đều do sưng, phản ứng miễn dịch ảnh hưởng tới các cơ và mô xung quanh mắt.

Theo Hiệp hội về Bệnh tuyến giáp Hoa Kỳ, 50% những người mắc bệnh Graves gặp phải các triệu chứng về mắt, chủ yếu trong vòng 6 tháng sau khi được chẩn đoán. Nguyên nhân có thể là do loại kháng thể tấn công tuyến giáp tác động tới mắt.

Để khẳng định chắc chắn, tôi đã tới gặp một chuyên gia về mắt, người thường điều trị cho các bệnh nhân mắc TED. Trong lần khám thứ nhất, bác sĩ chưa thể đưa ra kết luận và cho rằng nếu có mắc thì cũng chỉ là trường hợp nhẹ nên đã hẹn tôi tái khám sau 6 tháng.

Khi trở lại, họ nói không có cách nào để chữa mí mắt bị sưng và lồi. Nói cách khác, tôi chỉ còn cách sống chung với chúng. Tôi hoàn toàn suy sụp và khóc trên đường về nhà.

Mỗi lần nhìn vào gương lại gây tổn thương về tinh thần. Tôi trở thành người sống ẩn dật và thậm chí sợ ra khỏi nhà. Điều này kết hợp với việc tăng cân do dùng thuốc điều trị tuyến giáp đã phá hủy sự tự tin của tôi. Khi phải ra ngoài, tôi đeo tận kính hai tròng và cố gắng che mắt phải bằng tóc.

Chẩn đoán muộn màng

Vào giữa năm 2018, cuối cùng tôi cũng được chẩn đoán mắc bệnh nhãn giáp. Tôi chỉ còn cách theo dõi và chờ đợi. Thông thường, trong trường hợp nhẹ, khu vực bị sưng có thể được cải thiện trong vòng nửa năm đến hai năm. Trái lại, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, phẫu thuật là việc làm cần thiết. Trong khoảng thời gian này, tôi bắt đầu sử dụng thuốc nhỏ mắt để chữa khô mắt.

nguoi phu nu nay tuong minh bi sung mat do di ung nhung hoa ra do lai la trieu chung cua benh ve mat co lien quan tuyen giap 47b 5376064

Sau ba năm phải vật lộn với bệnh nhãn giáp, hiện tại người phụ nữ này đã có thể tự tin nhìn mình trong gương.

Vào tháng 7/2020, tôi bay đến California để phẫu thuật cả hai mắt. Khi đó, tình trạng của tôi đã được kiểm soát, mắt vẫn như vậy trong một năm rưỡi. Triệu chứng sưng ở mí mắt đã giảm bớt nhưng mỡ thừa lại xuất hiện ở má và mí mắt vẫn phồng. Hình dạng mắt của tôi cũng đã thay đổi sau khi các cơ thắt lại.

Tôi vẫn chọn phẫu thuật vì muốn nhận ra mình trong gương một lần nữa. Để trả lại hình dạng bình thường cho đôi mắt, bác sĩ đã phẫu thuật giảm áp hốc mắt cho cả hai mắt, sửa mí mắt đồng thời loại bỏ mỡ thừa ở hai bên mặt. Hiện tại, tôi vẫn đang trong quá trình hồi phục và có thể mất đến ba tháng để biết được kết quả cuối cùng. Dù vậy, tôi đã có thể nhận ra mình trong gương thay vì một người xa lạ.

Trải nghiệm này đã giúp tôi rút ra bài học quý giá. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có điều gì đó không ổn nhưng bác sĩ lại phủ nhận điều này, hãy tự nghiên cứu và hỏi ý kiến từ những chuyên gia khác. Hãy tìm một người sẵn sàng lắng nghe và hiểu những gì bạn đang trải qua. Bạn không hề lạc lõng.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng: Cẩn thận mắc bệnh nguy hiểm

Luôn cảm giác khô miệng khi cơ thể thừa nước là biểu hiện của một số bệnh như gan, tiểu đường, cường giáp và nha chu.

Khô miệng khi thiếu nước là biểu hiện của cảm giác khát nước thông thường. Còn khi cơ thể đủ hoặc thừa nước nhưng vẫn luôn cảm giác khô miệng thì bạn nên để ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi cơ thể đã đủ nước nhưng bạn vẫn cảm thấy khô miệng trong thời gian dài:

Bệnh gan

Nếu miệng của bạn bị khô trong một thời gian dài, nhất là trong và sau khi ngủ thì khả năng cao bạn mắc bệnh liên quan tới gan. Các triệu chứng trên thường biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi tối. Vì thế, người mắc thường phải tỉnh giấc vào ban đêm để uống nước. Điều này còn ảnh hưởng không tốt đến thận của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau miệng hay có thêm dấu hiệu vàng da thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, không gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan và thận.

uong nhieu nuoc nhung van kho mieng can than mac benh nguy hiem 94a 5313382

Tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh thông thường nên ít người để tâm tới, nhưng thực tế nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cuộc sống của người mắc bệnh. Biểu hiện ban đầu của người bị tiểu đường là khát nước, tiểu nhiều, đói nhiều,…

Khi bị tiểu đường cơ thể luôn thấy khát, dẫn đến khô miệng, đặc biệt trong những giấc ngủ ban đêm. Do đó, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng khó chịu nếu không có nước. Uống nhiều vào ban đêm thì sẽ gây ra tình trạng đi tiểu đêm, gây mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, bạn phải kiểm soát tỷ lệ đường huyết của cơ thể thì tình trạng trên mới được cải thiện rõ rệt.

Cường giáp

Đây là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng hormone tuyến giáp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim mạch, lồi mắt ác tính, cơn bão giáp.

Người bệnh luôn thấy khô họng mặc dù không vận động và không đổ mồ hôi nhiều. Bệnh này còn có nhiều biểu hiện khác như bị bướu cổ, sụt cân, run tay, tiêu chảy…Thông thường, người mắc cường giáp không quá nặng thì có thể uống thuốc và điều trị kiên trì trong thời gian dài nếu không nằm viện và phẫu thuật.

Nha chu

Nha chu là các tổ chức xung quanh răng có chức năng nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng và nướu răng.

Các căn bệnh liên quan tới nha chu thường gây ra tình trạng khô miệng và lưỡi. Ở giai đoạn sớm, bệnh nha chu không có các biểu hiệu rõ rệt khác. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể bị ra m.áu lợi, hơi thở có mùi hôi.

uong nhieu nuoc nhung van kho mieng can than mac benh nguy hiem abd 5313382

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *