5h sáng thức dậy, chị Sử Khánh Linh 47 t.uổi nhảy theo một bài nhạc, hát một bản tình ca với tâm trạng đầy hứng khởi để bắt đầu ngày mới.
Với chị Linh, một năm gần đây từ khi phát hiện ung thư vú tái phát lần hai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Hạnh phúc không phải vì t.iền trong tài khoản tăng, trúng nhà, trúng đất mà bởi chính sự an yên trong lòng. Chị thấy biết ơn mọi thứ trong cuộc sống, từ gió, ánh nắng đến oxy thở hàng ngày và yêu thương chính mình. Chính lòng biết ơn sự sống và yêu thương bản thân là một trong các bí quyết giúp chị chiến thắng ung thư vú giai đoạn cuối.
Người bạn ở Mỹ nghe tin chị bị ung thư giai đoạn cuối về thăm, bất ngờ bởi dáng vẻ trẻ trung, yêu đời của chị. Để có được thái độ sống tích cực và chiến thắng căn bệnh mang “án tử” này, chị Linh đã trải qua nhiều đau đớn bệnh tật và biến cố.
Nét rạng rỡ, tràn đầy năng lượng của chị Sử Khánh Linh ở t.uổi 47. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Ly hôn 7 ngày sau nhận tin ung thư giai đoạn 3
Từ năm 17 t.uổi, chị Khánh Linh đã phải ra vào bệnh viện thường xuyên bởi hết lao phổi, đến suy gan, suy thận, viêm đa khớp… Lấy chồng được 3 năm, chị Linh sinh con và bị trầm cảm nặng, con trai bị tự kỷ. Hôn nhân đổ vỡ, cầm tờ giấy ly hôn được 7 ngày cũng là lúc chị được bác sĩ thông báo bị ung thư vú giai đoạn 3. Trong lúc khó khăn, người cậu mách cho chị thầy thuốc Đông y trị bệnh giỏi ở Nha Trang.
Vậy là chị Linh quyết định gửi con cho chị gái chăm, mang theo 700 triệu đồng được chia sau khi ly hôn bán nhà, đến vùng đất mới để chữa bệnh. Với bệnh tình của chị, thầy thuốc yêu cầu phải uống thuốc liên tục trong 3 năm thì mới khỏi. Chị chấp nhận và ở lại Nha Trang thuê nhà, làm việc, uống thuốc, ăn chay trường, thiền. Lúc này t.iền nhà, t.iền thuốc của chị hết gần 40 triệu đồng một tháng. Trong lúc cần t.iền để chữa bệnh, chị lại bị lừa mất hết 650 triệu, chỉ còn lại trong tay 50 triệu với bao nỗi lo chồng chất.
Ban ngày chị làm công việc môi giới bất động sản k.iếm t.iền lo cho bản thân, lo cho con và gia đình, tối về vật vã với những cơn đau, phải bò vào toilet để nôn mửa. Lúc khó khăn nhất chị Linh vẫn luôn tin rằng “nếu ông trời cho mình sống sẽ có cách để mình kiếm sống”.
Cơ duyên, chị được cặp vợ chồng người nước ngoài nhận làm con nuôi, cũng là ân nhân giúp đỡ chị trong giai đoạn này, cho chị vay t.iền mua nhà và đầu tư tích lũy dần lên. Sau 3 năm, duy trì chế độ ăn chay, kiêng đạm động vật, thiền, uống thuốc, kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, kết quả khối u 6,3 cm trên ngực đã bị vôi hóa, chị khỏi bệnh, kinh tế cũng ổn hơn.
Giành lại sự sống từ ung thư giai đoạn cuối
Năm 2016, mải mê cho công việc, chị Linh bất ngờ phát hiện con trai không muốn sống nữa do cô đơn và trầm cảm. Chị suy sụp và đau đớn vô cùng. Sau 24 giờ suy nghĩ, chị quyết định bán hết tài sản cùng con về Sài Gòn chữa bệnh. Từng trải qua căn bệnh trầm cảm, hơn ai hết chị Linh hiểu được sự đau đớn của bệnh này. Chị cùng con ăn, cùng chơi, tìm hiểu xem con muốn gì.
Suốt 2 năm bên con, khi con có chuyển biến tiến bộ và ổn hơn, cũng là lúc chị Linh phát hiện ung thư tái phát. Bác sĩ thông báo chị ở giai đoạn cuối, đang di căn vào phổi và xương, chỉ còn sống được 3 tháng, tối đa là 6 tháng.
“Nếu chỉ còn 3 tháng thì phải thật bình tĩnh, sắp xếp cho con mọi chuyện ổn thỏa, vì con mình yếu đuối chứ không phải mạnh mẽ như con người ta”, chị Linh nhớ lại.
Trong lúc lo mọi việc ổn cho con thì chị đến khám ở một bác sĩ Đông y tại Sài Gòn, bị bác sĩ từ chối vì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Trong lòng chị Linh vẫn mãnh liệt niềm tin mình sẽ phải sống để lo cho con, nên năn nỉ bác sĩ cứu giúp.
Chị Sử Khánh Linh (áo vàng từ phải sang) cùng những người bạn, thầy giáo dạy thiền tại công viên trong một sáng cuối tuần. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Vậy là chị Linh lại tiếp tục con đường uống thuốc, ăn chay, bổ sung nhiều loại đậu, hạt, sinh tố, kiêng đạm động vật, tập luyện thể dục, ngồi thiền và luôn giữ tâm trí bình an vui vẻ, ca hát làm những việc mình thích. Theo chị Linh, có 5 nguyên nhân chính gây nên ung thư: stress khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu đi, sống trong môi trường ô nhiễm nhiều hóa chất độc hại, ít vận động khiến oxy không cung cấp đủ đến tế bào, chế độ ăn uống không lành mạnh tiêu thụ quá nhiều thịt và một phần nhỏ do gen.
Ở t.uổi 47, chị Linh không còn stress vì mỗi năm phải đặt ra mục tiêu kiếm bao nhiêu t.iền, mua thêm món này món nọ mà chọn sống thuận duyên, trân quý từng tế bào cơ thể, sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người. Những ngày không còn t.iền, hai mẹ con ăn cháo muối nhưng vẫn vui vẻ và xem đó cách để thải độc ra khỏi cơ thể thay vì buồn phiền.
Kết quả, chỉ số ung thư của chị Linh từ 1070 hiện đã về mức 202, theo chẩn đoán bác sĩ, dự kiến cuối năm sẽ khỏi bệnh. Chị Linh chia sẻ: “Khi bạn cố nhìn vào nỗi đau của mình bạn sẽ càng đau hơn, thay vào đó hãy nhìn vào nỗi đau của người khác và tìm cách giúp họ, nỗi đau của bạn sẽ tự vơi đi”. Đó là cũng tâm niệm và cách sống mà chị Linh lựa chọn cho khoảng thời gian còn lại, sống có ích, yêu thương, bao dung và giúp đỡ mọi người, trả ơn cuộc đời.
Lê Cầm
Theo VNE
Bé Bình An và người mẹ bị ung thư vú ở Hà Nam hiện giờ ra sao?
Sau 2 tháng xuất viện, bé Bình An, con trai của chị Liên – sản phụ bị ung thư vú giai đoạn cuối sau khi được xuất viện về nhà hiện đang tăng cân đều đặn, sức khỏe ổn định.
Bé Bình An trong vong tay mẹ.
Ngày 22/9 tới là tròn 4 tháng kể từ khi bé Bình An chào đời. Theo thông tin từ gia đình chị Nguyễn Thị Liên (người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối vẫn quyết tâm sinh con), sau 2 tháng xuất viện về nhà, được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân, bé Bình An phát triển tốt cả về sức khỏe và tâm lý.
Không được bú sữa mẹ nhưng bé Bình An ăn sữa ngoài rất tốt. Bé dường như cũng dần quen với việc ở bên những người thân khác để mẹ đi chữa bệnh dài ngày. Thế nhưng, mỗi khi mẹ trở về, Bình An lại không chịu theo ai, bám riết lấy mẹ, hai mẹ con quấn quýt bên nhau chẳng rời.
Bé Bình An khi xuất viện có cận nặng 2,4 kg.
Đến nay bé Bình An đã được 4kg, tăng được 1,6 kg so với thời điểm xuất viện về nhà. Bình An chào đời ở tuần thứ 32 nặng vẻn vẹn có 1,5kg. Khi đó, bé không tự thở được, phản xạ kém, rất yếu và phù nhẹ vì sinh thiếu tháng. Sau đó, Bình An được được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương và được xuất viện ngày 14/7/2019, khi đó bé được 2,4kg.
Anh Hùng, chồng chị Liên chia sẻ:” Hiện nay dù chưa đạt chuẩn số cân so với số tháng của con nhưng nhìn thấy con hàng ngày như vậy là gia đình tôi mừng lắm rồi. Con thì phát triển khỏe mạnh, vợ sức khỏe hồi phục tốt, đây là sự thật nhưng tôi vẫn không thể tin nổi”.
Hai mẹ con bé Bình An thời điểm xuất viện cách đây 2 tháng.
Về sức khỏe của vợ mình, anh Hùng cho biết, chị Liên giờ đây đạt cân nặng 49kg, làn da không còn xanh xao, mai mái nữa mà đã hồng hào trở lại. Đều đặn mỗi tuần chị Liên lại trở lại Bệnh viện K để truyền hoá chất và khám. Cứ nghĩ đến cậu con trai bé bỏng và cô con gái hơn 3 t.uổi lớn khôn đang đợi mình ở nhà, chị lại càng phải cố gắng.
Ca mổ trong tư thế nửa nằm ngửa ngồi đã khiến các y bác sĩ trong kíp phẫu thuật xúc động, rơi lệ.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Liên ( ở Lý Nhân, Hà Nam) phát hiện ung thư vú giai đoạn cuối khi mới mang thai ở tháng thứ 4. Chị quyết tâm chiến đấu, giữ thai bằng mọi giá để con chào đời an toàn. Thậm chí, khi vào phòng mổ, chị cố chút sức lực cuối cùng, sinh con trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Đây là tư thế rất khó để thực hiện sinh mổ, vì thế các bác sĩ cùng phải lựa theo tư thế ngồi của sản phụ.
Và cuộc phẫu thuật này bác sĩ cũng không thể gây mê vì bệnh nhân có thể không tỉnh lại được. Chỉ có thể gây mê tủy sống. Chị cho biết thời điểm đó chị xác định chỉ cần con được bình an là chị mãn nguyện lắm rồi. Chị lịm đi sau ca vượt cạn, khi tỉnh dậy chẳng cần biết bản thân ra sao, câu đầu tiên chị hỏi PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương – người trực tiếp mổ bắt thai cho chị “bác sĩ ơi, con cháu sao rồi, nặng mấy cân và sao con khóc to thế ạ”.
Minh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN