Dùng giấy khô, để tay luôn bận rộn, dùng khẩu trang, đeo găng tay… là những cách để bạn không chạm tay lên mặt hạn chế nguy cơ mắc Covid-19.
1. Dùng khăn giấy khô: Chúng ta có xu hướng chạm vào mặt nhiều hơn tưởng tượng và điều đó đe dọa rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là trong dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc không chặm tay lên mặt thật sự rất khó, có thể là do thói quen hàng ngày hoặc đơn giản là bạn chỉ ngứa. Bởi vậy,
khi bạn cảm thấy ngứa, cần phải gãi, dụi mũi hay chỉnh lại mắt kính… hãy lấy khăn giấy, thay vì dùng tay. Nếu thấy mình phải hắt hơi mà không có sẵn khăn giấy, hãy hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay. Hắt hơi vào tay làm tăng khả năng truyền vi khuẩn sang người khác và đồ vật xung quanh. Ảnh: SCMP.
2. Thay thế việc chạm tay lên mặt bằng một hành động khác: Hãy tạm dừng lại một chút để suy nghĩ, nhận thức về thời điểm và lý do bạn hay chạm vào mặt của mình là gì. Biết được nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp bạn nhận thức và có cách xử lý cho tùy từng thói quen. Ví dụ bạn hay dụi mắt bởi vì mắt bị khô, hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt, hay nếu bạn đang sử dụng bàn tay của mình để chống cằm suy nghĩ, hãy thay đổi bằng cách khoanh tay. Tất cả đều cần lưu ý một cách nghiêm túc và để từ bỏ dần những thói quen xấu ấy. Ảnh: SCMP.
3. Nhận thức lý do chạm lên mặt: Các bác sĩ khuyến nghị rằng “Hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn sờ tay lên mặt”. Một khi nhận thức được thời điểm và lý do bạn chạm vào mặt thì sẽ giải quyết được nguyên nhân gốc rễ. Ví dụ bạn gãi lên mặt vì tóc chạm vào gây khó chịu và ngứa, hãy buộc tóc cố định lại. Bạn dụi mắt vì nó khô thì hãy dùng thuốc dưỡng ẩm. Ảnh: Strait Times.
4. Giữ cho tay bận rộn: Giữ bàn tay của bạn bận rộn bằng việc sờ vào quả bóng giảm căng thẳng hoặc các vật thể khác, ví như con chuột máy tính để giảm chạm vào mặt. Bạn cũng đừng quên vệ sinh các vật này thường xuyên. “Sử dụng xà phòng thơm hoặc kem dưỡng da có thể giúp ích”, tiến sĩ Zach Sikora, nhà tâm lý học lâm sàng ở Chicago cho biết. Khi bạn đưa tay lại gần mặt, mùi đó có thể khiến bạn nhận thức rõ hơn về hành động của mình. Ảnh: Việt Hùng.
5. Đeo khẩu trang và găng tay: Khẩu trang không hiệu quả lắm trong việc ngăn chặn virus, song nó lại khá hữu ích khi mang lại hàng rào chống chạm vào mũi miệng. Vì thế nên càng nên đeo khẩu trang. Ngoài ra, hãy xem xét việc đeo găng tay. Găng tay an toàn thực phẩm loại mới nhất có thể sử dụng được trên màn hình điện thoại thông minh. Dùng găng tay có thể khiến bạn ngại chạm vào mặt hơn. Ảnh: Phạm Ngôn.
6. Giữ tinh thần thoải mái: Nhiều nhà khoa học khuyên rằng chúng ta không nên qúa căng, ám ảnh về những gì bạn chạm vào. Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người và nếu chúng ta càng căng thẳng, khả năng cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng càng thấp. Thực hành các bài tập thiền và tập trung vào hơi thở của bạn sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch. Mặt khác, khi tay bạn sạch sẽ, chạm vào mặt không phải là đáng sợ. Ảnh: Đoàn Minh Tuấn.
Theo Zing
10 điều lưu ý để hạn chế tối khả năng bị lây nhiễm virus
Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang… là những giải pháp cơ bản giúp phòng và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, trong đó có nCoV.
Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng các loại xà bông sát khuẩn hoặc các loại nước sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus có trên tay.
Không chạm tay trên mặt: Hạn chế tối đa đưa tay chạn lên vùng mặt để giảm nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối ít nhất là 3 thời điểm: sau khi đi làm về hoặc từ những chỗ đông người về; trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Lưu ý khi ho, hắt hơi:Dùng khăn giấy hoặc khăn ướt khi ho, hắt hơi thay vì việc dùng tay che miệng.
Nâng cao thể trạng:Virus thường gây bệnh cho những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn…
Sử dụng khẩu trang bảo vệ: Khi ra ngoài, tiếp xúc chỗ đông người, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 3 lớp. Loại khẩu trang dùng 1 lần tuyệt đối không dùng lại.
Cần tránh đến những chỗ đông người, tránh đến các vùng dịch: Ở những bến xe, bến tàu đông đúc, nơi đông người cần hạn chế nói chuyện và nên đeo khẩu trang…
Sát khuẩn bề mặt vật dụng thường ngày: Sát khuẩn những đồ dùng thường xuyên được sử dụng để ngăn ngừa tối đa sự lây lan của virus.
Giữ ấm cơ thể: Ra ngoài trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và bàn tay, chân và ngủ nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 – 27 độ C.
Chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín: Nấu chín các loại thực phẩm trước khi sử dụng, không nên g.iết mổ các loại động vật trong giai đoạn này./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Heathline