Nhiều nghiên cứu kết luận, tùy cơ địa của mỗi người khác nhau nhưng đối với hầu hết, 3 bữa 1 ngày là thích hợp nhất.
Ăn uống là một điều thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Có người cho rằng ngày ăn 3 bữa chế độ ăn uống khoa học nhất. Có người lại nói đường tiêu hóa nặng nề, nên ăn hai bữa để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa đồng thời giúp giảm cân.
Đáp ứng quy luật của cuộc sống hiện đại
Thời xưa, vật chất còn nghèo nàn, mức sống chưa cao, nhiều gia đình chỉ ăn 2 bữa 1 ngày. Khi mức sống được cải thiện, dần dần thay đổi thành 3 bữa 1 ngày.
Vì đường tiêu hóa của chúng ta tiêu hóa và hấp thụ một bữa ăn mất khoảng 4 – 6 tiếng, không kể thời gian ngủ và nghỉ ngơi ban đêm, về cơ bản, ăn 3 bữa là hợp lý.
Thời xưa, người ta đi ngủ sớm hơn và có nhiều thời gian để ngủ vào buổi tối, tuy nhiên người hiện đại có thể thức khuya và làm thêm giờ do công việc và thói quen sinh hoạt.
Ảnh minh họa.
Đối với hầu hết những người hiện đại, 3 bữa ăn mỗi ngày có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng hàng ngày của cơ thể. Đặc biệt đối với những người lao động chân tay và những người trẻ t.uổi đang trong quá trình trưởng thành và phát triển thì khó có thể thỏa mãn công việc và sự trưởng thành và phát triển chỉ bằng 2 bữa ăn.
Ăn ít và nhiều bữa khoa học hơn
Muốn giảm cân hiệu quả mà chỉ giảm số bữa ăn sẽ không khoa học. Nếu bạn ăn ít hơn một bữa, mọi người có thể cảm thấy dễ đói hơn và có thể ăn nhiều hơn cho 2 bữa còn lại. Tốt hơn hết bạn nên giảm lượng trong mỗi bữa ăn một cách hợp lý, ăn no 70% cho mỗi bữa.
Ăn 2 bữa hay 3 bữa trong ngày là lựa chọn của mọi người, nhưng theo quy luật cuộc sống hiện đại, 3 bữa một ngày phù hợp hơn với thói quen sinh hoạt và nhu cầu dinh dưỡng của chúng ta. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn ít bữa và tập thể dục hợp lý mà không giảm lượng bữa ăn mỗi ngày.
Người đàn ông phải cắt bỏ 1/3 lưỡi do mắc ung thư lưỡi: 2 việc làm xấu nhiều người mắc phải có thể gây ra tình trạng này
Lão Đặng (65 t.uổi, Hàng Châu, Trung Quốc) gần đây rất kỳ lạ, lúc nào ăn cũng cắn vào lưỡi, người nhà luôn trêu chọc: Nhà có thiếu thịt đâu!
Tưởng chỉ vì ăn quá nhanh nên lão Đặng mới bị vậy, không ngờ một tháng sau, ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư lưỡi. Bác sĩ nhận định: ” Bởi vì tình trạng khá nghiêm trọng, khuyến cáo điều trị hiện tại là cắt 1/3 lưỡi”.
Ảnh minh họa.
Lão Đặng nghe xong câu nói này của bác sĩ thì vô cùng hoang mang, sụp đổ, sao tự dưng ông lại bị ung thư lưỡi được cơ chứ.
Bác sĩ thở dài, trả lời: Ung thư lưỡi nói chung là bệnh tình của ông nói riêng chủ yếu liên quan đến 2 nguyên nhân. Hóa ra thói quen sinh hoạt của lão Đặng rất kém lành mạnh, ông uống rượu quanh năm và bị bệnh viêm nha chu, lâu ngày gây ngứa lưỡi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư lưỡi của lão Đặng.
T.huốc l.á, rượu là nguyên nhân chính gây ung thư lưỡi
Sự xuất hiện của ung thư lưỡi liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống kém lành mạnh và các kích thích bất lợi.
Điển hình nhất là hút thuốc, khói thuốc có chứa nicotin, hắc ín (dầu hắc), nitrosamine và các chất gây ung thư khác, có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư. Trong khi đó, rượu tuy không trực tiếp gây ung thư nhưng sẽ kích thích niêm mạc miệng, thúc đẩy quá trình hấp thụ chất gây ung thư, làm tăng tỷ lệ ung thư.
Ngoài ra, chân răng thối, đeo răng giả không phù hợp gây cọ xát lâu ngày với lưỡi cũng có thể kích thích niêm mạc miệng và gây tưa lưỡi, tổn thương mãn tính từng phần, đặc biệt nếu lúc này cộng thêm các kích thích bất lợi thì các mô tế bào vùng tổn thương sẽ dần bị biến dạng, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư lưỡi.
Vì vậy, muốn phòng ngừa ung thư lưỡi, bạn phải chú ý tránh những tác nhân gây bệnh này.
Vết loét miệng không lành trong hơn 2 tuần, hãy cẩn thận với ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường xuất hiện ở vùng sau lưỡi, mép lưỡi, bụng lưỡi.
Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể biểu hiện là các vết loét, ngoại ban, thâm nhiễm, trong đó, loại loét là phổ biến nhất, có vết loét, kết cấu cứng, nhưng không đau rõ ràng. Loại ngoại sinh chủ yếu biểu hiện là khối phồng tại khối u, đôi khi giống hình súp lơ, loại thâm nhiễm không loét hoặc lồi. Nó có thể chỉ có một kết cấu cứng.
Ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường bị nhầm với loét miệng
Các vết loét ở miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong miệng, có hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, có đường viền rõ ràng, niêm mạc xung quanh có màu đỏ và hơi sưng, khi đau rõ, cơ địa sẽ không cứng và không gây hạn chế cử động lưỡi hay ảnh hưởng đến chức năng cảm giác của lưỡi. Nó sẽ tự khỏi sau khoảng 3-4 ngày, và muộn nhất là khoảng 1 tuần.
Vết loét do ung thư lưỡi trong nhiều trường hợp có thể giống như súp lơ, kết cấu cứng, lâu lành, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hạn chế cử động của lưỡi, khó ăn, khó nuốt và đôi khi kèm theo nổi hạch dưới hàm sưng tấy.
Do đó, vẫn có sự khác biệt rõ ràng, các bạn có thể chú ý theo dõi.
Trong đó, cách phán đoán đơn giản nhất là: Nếu vết loét kéo dài hơn 2 tuần mà không lành, hãy cảnh giác với bệnh ung thư lưỡi và đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Ung thư lưỡi ở giai đoạn càng sớm thì tiên lượng càng tốt