Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Đeo khẩu trang được xem là một biện pháp giúp bảo vệ mình và góp phần bảo vệ người khác tránh khỏi nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ảnh: Shutterstock
Một câu hỏi thường được nhiều người quan tâm là mức độ an toàn khi tập thể dục ngoài trời với khẩu trang.
Khẩu trang ngăn không cho hạt bụi và vi trùng xâm nhập vào đường hô hấp của bạn. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, nó không ảnh hưởng đến việc hấp thụ hoặc duy trì ô xy hoặc carbon dioxide của bạn. Tuy nhiên, nó vẫn có thể làm gián đoạn nhịp thở của bạn, khiến bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc khó thở. Bởi khi đang tập thể dục, chúng ta hít thở nhiều không khí hơn vào thời điểm đó.
Tập thể dục ngoài trời với khẩu trang sẽ không có hại nếu bạn lưu ý 5 điều sau, theo Times of India.
1. Chọn khẩu trang phù hợp
Nên chọn đúng loại khẩu trang – SHUTTERSTOCK
Điều đầu tiên là chọn đúng loại khẩu trang. Khẩu trang bạn chọn đeo không chỉ bảo vệ bạn khỏi vi trùng và bụi mà còn phải được làm bằng chất liệu thoáng khí. Khi bạn mua khẩu trang, hãy đảm bảo rằng nó được làm bằng chất liệu cotton thoáng khí và không bị ướt và sũng nước khi bạn đổ mồ hôi trong buổi tập luyện.
Bạn cũng có thể mang thêm một cặp khẩu trang bên mình để có thể thay đổi nếu cần.
2. Đừng đẩy giới hạn của bạn
Vào những ngày bình thường, bạn có thể muốn thử thách cơ thể bằng cách đẩy giới hạn của mình, nhưng khi tập thể dục với khẩu trang, hãy tránh làm như vậy.
Mặc dù khẩu trang không hạn chế việc hấp thụ ô xy, nhưng bạn chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu. Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu thực tế vào thời điểm này và đừng thúc ép cơ thể quá sức.
3. Dừng lại nếu nhịp tim của bạn quá cao
Khi thực hiện các bài tập tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim, chúng ta hít thở nhiều không khí hơn và nhịp tim của chúng ta tăng lên. Chúng ta cần theo dõi nhịp tim của mình.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc nhịp tim của bạn tăng quá cao thì bạn cần phải ngừng tập thể dục ngay lập tức. Hãy ngồi xuống một nơi nào đó và cố gắng thư giãn. Nếu bạn bị đau ngực thì hãy đến gặp bác sĩ.
4. Giữ cho mình đủ nước
Theo một nghiên cứu, mất nước có thể làm tăng nhịp tim của bạn trong suốt buổi tập luyện. Vì vậy, hãy uống đủ nước trước và trong buổi tập của bạn. Uống đủ nước giúp kiểm soát nhịp tim và ngăn ngừa đau đầu.
5. Nghỉ giải lao
Đừng quên nghỉ giải lao trong buổi tập luyện của bạn. Giống như nếu bạn đi bộ nhanh trong 10 phút, sau đó nghỉ 2 phút, uống một chút nước và sau đó tiếp tục. Thời gian nghỉ ngơi ngắn trong buổi tập giúp cơ thể có thời gian thư giãn, theo Times of India.
3 thói quen xấu nhiều người thường làm trước khi đi ngủ đang âm thầm hủy hoại thận của họ
Thận một khi hư hỏng sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe của con người, 3 thói quen xấu nhiều người vẫn hay làm trước khi đi ngủ này là nguyên nhân chính gây tổn thương thận nhưng ít ai biết.
Theo y học cổ truyền phương Đông, thận là nền tảng của sự sống và có liên quan mật thiết đến sự phát triển và khả năng sinh sản của con người, một khi hư hỏng sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe.
Nhưng trong cuộc sống, chúng ta luôn làm tổn thương thận một cách vô tình với những thói quen xấu mà không hề hay biết. Dưới đây là 3 thói quen xấu phổ biến nhất, được nhiều người thường làm trước khi đi ngủ đang âm thầm hủy hoại thận của bạn.
1. Thích ăn vặt đêm khuya
Một số người thích ăn vặt vào ban đêm, đặc biệt là các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị.
Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm có mùi vị nặng đều có hàm lượng muối cao. Và 95% lượng muối trong bữa ăn hàng ngày được chuyển hóa qua thận, càng ăn nhiều muối thì gánh nặng cho thận càng nặng.
Ngoài ra, natri trong muối có tính ưa nước, sẽ gây khó khăn cho quá trình bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể, tích tụ natri trong cơ thể gây phù nề, làm tăng gánh nặng cho thận và gây tổn thương thận.
Do đó, bạn không nên ăn những bữa ăn vặt có quá đậm đà trước khi đi ngủ, nếu đói hãy uống một ly sữa hoặc ăn một vài loại trái cây ít đường.
2. Tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ
Nhiều người không thể thức dậy vào buổi sáng và quá bận rộn với công việc vào ban ngày nên đã chọn cách tập luyện thể dục vào ban đêm, thậm chí là tập luyện cường độ cao trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, việc gắng sức trước khi đi ngủ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng và sinh ra axit lactic, carbon dioxide và các chất khác, lâu ngày các chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây hại cho thận.
Đặc biệt với những người lâu ngày không tập thể dục, vận động quá sức đột ngột có thể vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể, gây hoại tử tế bào cơ, vỡ màng tế bào, tiêu cơ vân và thậm chí là suy thận.
Vì vậy, bạn không nên tập các bài tập gắng sức như chạy, thể dục nhịp điệu… trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng, nếu muốn vận động, hãy tập các bài tập kéo giãn cơ thể nhẹ ngàng.
3. Thức khuya
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, cơ thể con người trong tình trạng kiệt quệ, tinh thần căng thẳng sẽ khiến sức đề kháng suy giảm và sinh ra bệnh viêm thận cũng như nhiều bệnh khác. Đứng về mặt lâm sàng, phần nhiều bệnh nhân bị suy thận ở độ t.uổi còn trẻ đều xuất phát từ nguyên nhân là do thức khuya, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ.
Thực tế, việc ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc dưỡng khí, sinh huyết và bổ thận tráng dương. Do đó, bạn nên xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và dậy sớm thay vì thức khuya.