Tuy chỉ là một phần nhỏ trên đầu nhưng phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng.
Thóp đầu là một phần mềm trên đầu trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được từ lúc bé ra đời cho đến khi được một vài tháng t.uổi. Nếu nhìn kỹ thì nó thường ở dạng vòng tròn hơi lõm xuống hoặc không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác trên đầu. Bạn cũng có thể thấy rằng nó phập phồng lên xuống theo nhịp tim của bé.
Thóp đầu là gì?
Khi trẻ chào đời, não của bé chưa lập tức hoàn thiện mà ban đầu nó được tạo nên từ rất nhiều mảnh khác nhau. Xương chính được kết nối với nhau bằng các đường khớp hoặc các chất dạng sợi có chức năng giữ các phần kết nối với nhau. Khoảng trống giữa những phần xương này được gọi là thóp đầu.
Nhiều người nghĩ thóp của trẻ sơ sinh chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đ.ứa t.rẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục.Thóp trước phải mất đến từ 1,5 – 2 năm mới hoàn toàn khép hẳn. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.
Chức năng của thóp đầu:
Thóp đầu có ba chức năng chính:
1. Giúp trẻ chui ra an toàn hơn
Thóp đầu đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua đường â.m đ.ạo. Khi bé qua â.m đ.ạo, đầu bé bị ép chặt lại. Do đó, như một sắp đặt của tạo hóa, các thóp đầu lúc này đóng vai trò như một khoảng hở để não được đàn hồi, giúp trẻ thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc xuất huyết trong não, vùng mắt và màng xương.
2. Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương não
Khi trẻ lớn dần lên, chuyện bị gặp các chấn thương ở phần đầu, dù nặng hay nhẹ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời khi đang tìm cách kiểm soát và đỡ phần đầu, không phải là chuyện hiếm gặp. Lúc này, thóp đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài hay khi bé ngã.
3. Tạo đủ không gian cho não phát triển
Não của bé phát triển và lớn dần theo bé. Thóp đầu còn đóng vai trò như những khoảng không gian để não phát triển bởi các khớp nối cũng sẽ được tùy chỉnh theo.
Những dấu hiệu thóp đầu bất thường cần lưu ý:
Thóp của trẻ sơ sinhlà một trong những yếu tố để đ.ánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Có 2 điều liên quan đến thóp đầu mà các mẹ cần phải lưu ý:
Thóp đầu bị lõm có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:
– Thiếu nước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tình trạng thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm nên hãy đưa trẻ đi khám gay lập tức.
– Đái tháo nhạt: Đây không phải là một dạng bệnh tiểu đường, nhưng là một tình trạng hiếm gặp khi thận không thể giữ nước.
– Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Điều này có nghĩa là bé đang bị thiếu protein và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Thóp đầu bị phồng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:
– Hiện tượng tích tụ dịch xung quanh não.
– Não chịu nhiều áp lực (có thể là dấu hiệu của chấn thương).
– N.hiễm t.rùng ảnh hưởng đến não. Mẹ phải đưa bé đi gặp bác sĩ nhi hoặc cấp cứu ngay lập tức.
Nguồn: Parenting
Theo Helino
Hạt ô nhiễm không khí – mối nguy khủng khiếp với mầm non tương lai
Carbon đen phát tán trong không gian đến từ các loại khí thải như nhiên liệu hóa thạch và khói bếp củi đang trở thành mối lo ngại sức khỏe nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Trong những năm gần đây, sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã sửng sốt phát hiện ra việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, dẫn đến cân nặng khi sinh thấp hơn bình thường hoặc bị sinh non. Nhưng họ không tìm được bằng chứng, cho đến tận bây giờ, mọi thứ đã sáng tỏ.
“Hàng rào tự nhiên” của thai nhi bị lung lay
Một nhóm các nhà khoa học ở nước Bỉ đã tìm thấy hàng chục nghìn hạt gây ô nhiễm không khí trong nhau thai – vốn được coi là hàng rào tự nhiên che chở các thai nhi đang còn nằm yên trong bụng mẹ. Điều này cho thấy từ khi chưa ra đời, trẻ đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi carbon đen đến từ các loại khí thải do đốt nhiên liệu. Nghiên cứu này ngay lập tức được công bố trên Tạp chí Nature Communications.
Cụ thể, trong mỗi mẫu nhau thai được phân tích, các chuyên gia tìm thấy tới hàng chục nghìn hạt bụi nhỏ trên mỗi milimet vuông mô. Những hạt này xâm nhập vào nhau thai thông qua hoạt động hít thở của mẹ bầu. Từ đó gây nên các vấn đề nghiêm trọng như sinh non, trẻ thiếu cân và làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính độc tố trong các hạt ô nhiễm này là nguyên nhân gây tổn thương cho cả bà mẹ và em bé, không chỉ là phản ứng viêm do ô nhiễm thông thường.
Tác giả của công trình nghiên cứu – Hannelore Bové, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Khoa học Môi trường thuộc Đại học Hasselt, cho biết: “Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện là nghiên cứu dịch tễ học. Bây giờ chúng tôi có một phép đo trực tiếp về tác động của các hạt carbon đen không dựa trên mô hình mà dựa trên các phép đo ở thai nhi, nhau thai”.
Carbon đen hay muội than được tạo ra bởi sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu hóa thạch và đốt gỗ trong bếp lò hoặc tình trạng cháy rừng. Ngoài việc nó là một mối nguy sức khỏe, đây cũng là một chất gây ô nhiễm khí hậu nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Mặc dù carbon đen tồn tại trong khí quyển chỉ vài ngày hoặc vài tuần, nhưng 1 gram của nó có thể làm ấm bầu không khí gấp 100-2.000 lần so với 1 gram CO2, kéo dài trong khoảng thời gian 100 năm.
Còn trong nhau thai, carbon đen có thể gây viêm, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác vô cùng nguy hiểm. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những bà mẹ càng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong tần suất nhiều thì càng có nhiều carbon đen xâm chiếm nhau thai.
Các nhà khoa học đã kiểm tra nhau thai của 20 phụ nữ ở Bỉ, thực hiện sinh thiết ở cả hai: mẹ và thai nhi ngay sau khi sinh. Những người phụ nữ được chọn dựa trên nơi mà họ sống: 10 người sống ở những nơi họ tiếp xúc với lượng carbon đen tương đối cao, 10 người sống ở những được coi là có mức phơi nhiễm thấp. Các nhà khoa học cũng đã xem xét 5 vị trí của nhau thai từ sảy thai xảy ra trong khoảng từ 12-31 tuần của thai kỳ.
Kết quả, số lượng hạt gây ô nhiễm phát hiện trong nhau thai có sự tương quan khá mật thiết với điều kiện sống của người mẹ: Có trung bình 20.000 hạt nano ô nhiễm trên mỗi milimet khối mô nhau thai của những thai phụ sống gần đường lớn. Con số này đối với những người sống xa đường lớn là trung bình 10.000 hạt/milimet khối mô. Các chuyên gia còn phân tích mẫu nhau thai của các thai bị sảy và tìm thấy các hạt ô nhiễm trong bào thai 12 tuần t.uổi.
Trong y học, nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nó cung cấp một “hàng rào tự nhiên” giữa mẹ và thai nhi và cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho em bé đang phát triển. Một nghiên cứu trước đó, chưa được công bố đã được trình bày tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Hô hấp châu Âu đưa ra dấu hiệu đầu tiên rằng carbon đen có mặt trong nhau thai. Trong công trình đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Mary ở Luân Đôn đã tìm thấy carbon đen trong các tế bào từ 5 vị trí của nhau thai. Tuy nhiên, vì các tế bào đã được loại bỏ khỏi nhau thai, nên không rõ liệu chúng đến từ phía mẹ hay do thai nhi sinh ra bị phơi nhiễm.
Carbon đen trong nhau thai có thể gây viêm nhiễm, có thể dẫn đến các tác động bất lợi khác nhau đối với sức khỏe. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứu này sẽ phải kiểm tra sức khỏe đều đặn. Điều đó sẽ cho phép các nhà khoa học có thể tìm hiểu những tác động của carbon đen đối với nhau thai qua từng thời kỳ.
Tổn thương trong thai kì theo đ.ứa t.rẻ suốt đời
Joan Casey – trợ lý khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Columbia cho biết: “Mức độ ô nhiễm không khí nơi nghiên cứu này diễn ra thấp đến mức chúng ta thường không thấy kết quả bất lợi về sức khỏe, hoặc không nhiều. Nhưng có thể có một ngưỡng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Tôi rất muốn thấy điều này được thực hiện ở những nơi như Bắc Kinh hoặc Ấn Độ – nơi tình trạng ô nhiễm đang tăng cao, chúng ta có thể mong đợi sẽ nhìn thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt hơn, chính xác hơn”.
Ở Hoa Kỳ, trung bình mức độ ô nhiễm không khí đã giảm trong những thập kỷ gần đây, điều này có nghĩa là những phát hiện của nghiên cứu có thể không cung cấp câu trả lời chính xác về tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở t.rẻ e.m và chẩn đoán chứng tự kỷ. Noel Mueller – Giáo sư dịch tễ học tại trường Johns Hopkins Bloomberg, người nghiên cứu tác động của phơi nhiễm vật chất hạt đối với t.rẻ e.m cho biết ông hy vọng sẽ áp dụng những phát hiện này vào công việc của mình với các đoàn hệ lớn ở khu vực Boston. Năm 2018, Mueller đã đồng công bố một nghiên cứu cho thấy những đ.ứa t.rẻ được sinh ra bởi những bà mẹ tiếp xúc với chất hạt cao có nhiều khả năng bị huyết áp cao trong những năm đầu đời.
“Chúng tôi đã có một số giả thuyết về việc phơi nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, đó là vấn đề hạt carbon có thể vượt qua hàng rào nhau thai và tích tụ lại. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về nguyên tắc rằng việc người mẹ tiếp xúc với ô nhiễm không khí khi mang thai có thể ảnh hưởng đến không chỉ người mẹ mà còn cả thai nhi” – Mueller nói.
Giáo sư Tim Nawrot của Đại học Hasselt chia sẻ: “Sẽ rất nguy hiểm nếu thai nhi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Những tổn thương xảy ra trong thai kỳ có thể để lại hậu quả suốt đời cho một đ.ứa t.rẻ. Đây là thời kỳ mong manh, dễ bị ảnh hưởng nhất trong cuộc đời của mỗi người, khi tất cả các cơ quan nội tạng đang được hình thành và phát triển. Để bảo vệ các thế hệ tương lai, chúng ta cần phải giảm thiểu ô nhiễm”.
Theo ông, các nước cần nang cao trách nhiệm cắt giảm ô nhiễm không khí, tuy nhiên, trong khi hành động chưa thực sự ráo riết, mọi người và đặc biệt là các thai phụ, cần chủ động tránh những nơi đông đúc, nhiều khói bụi, giờ giao thông cao điểm… khi có thể.
Giáo sư Grigg, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi tìm thấy các hạt ô nhiễm trong cơ thể của mọi phụ nữ. Như vậy, mỗi ngày chúng ta đều bị bủa vây bởi những hạt này. Các thai phụ là đối tượng cần lưu ý bảo vệ sức khoẻ nhất. Đây chính là dấu hiệu báo động, cho thấy chúng ta cần hành động ngay để giảm thiểu ô nhiễm không khí”.
Tuy nhiên, theo ông Grigg, các nhà khoa học cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về tác hại của các hạt bụi nano sau khi xâm nhập vào mô. Thay vì quá lo lắng, mọi người nên có các biện pháp tích cực để giảm ô nhiễm không khí, như sử dụng các phương pháp di chuyển thân thiện với môi trường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng… thay vì đi ô tô, xe máy cá nhân.
Phương Ly
Theo ngaynay