Theo các chuyên gia sức khỏe, những cách kết hợp thành phần dinh dưỡng sau đây được chứng minh là giúp làm tăng tính khả dụng sinh học, cải thiện khả năng hấp thụ các vitamin và khoáng chất vào cơ thể:
Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn.
Curcumin và piperine
Curcumin (chủ yếu trong củ nghệ) có đặc tính chống viêm, chống ôxy hóa mạnh và giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh. Vấn đề là curcumin chỉ chiếm 5% trong nghệ và khả năng hấp thụ vào cơ thể rất thấp, lại dễ bị gan đào thải. Do đó, để gia tăng lợi ích sức khỏe khi tiêu thụ curcumin, các chuyên gia khuyến nghị nên kết hợp với piperine (có trong tiêu đen), vốn có khả năng ức chế quá trình bài tiết curcumin ở gan. Piperine cũng là thành phần có đặc tính kháng viêm mạnh, giúp cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị buồn nôn và đau đầu.
Vitamin D, canxi và magiê
Vitamin D là dưỡng chất cần thiết để tăng hấp thụ canxi vào cơ thể và giúp hệ cơ xương luôn khỏe mạnh. Ngoài giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D bằng cách phơi nắng sớm, chúng ta có thể bổ sung dưỡng chất này từ các loại thực phẩm như nấm, các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá nục…), lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc.
Trong khi đó, nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Xương khớp Mỹ cho biết magiê cũng rất cần thiết để kích hoạt quá trình hấp thụ vitamin D của cơ thể. Do vậy, bạn có thể kết hợp thực phẩm giàu magiê (chuối, cải bó xôi, hạnh nhân, hạt điều) với thực phẩm giàu vitamin D để tăng cường khả năng hấp thụ hai dưỡng chất này, cũng như canxi, cho cơ thể.
Vitamin C và chất sắt
Chất sắt từ các nguồn thực vật (như cải bó xôi, bông cải xanh, hạt bí…) khó hấp thu vào cơ thể hơn chất sắt từ các nguồn từ động vật (thịt đỏ, gan và nội tạng động vật, trai, sò…). Nhưng vitamin C có khả năng p.hân h.ủy chất sắt từ thực vật thành một dạng mà cơ thể dễ hấp thụ hơn. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 100mg vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%.
Vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) và chất béo
Vitamin được phân chia thành hai loại là tan trong chất béo hoặc tan trong nước. Khi dung nạp các vitamin tan trong chất béo (gồm A, D, E và K), cơ thể sẽ xử lý vitamin tốt hơn. ặc biệt, khi ăn kết hợp các thực phẩm giàu loại vitamin này với thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, chúng ta có thể tiếp nhận tối đa lợi ích sức khỏe từ thực phẩm. ơn cử, cà chua giàu chất chống ôxy hóa lycopene, giúp ngăn ngừa bệnh tim và chống lại một số loại ung thư. Khi cà chua được dùng kết hợp với dầu ôliu, cơ thể sẽ hấp thụ lycopene tốt hơn.
Catechin và vitamin C
Theo nghiên cứu của ại học Purdue (Mỹ), catechin là một flavonoid và chất chống ôxy hóa tự nhiên có sẵn trong trà xanh, cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm phòng ngừa bệnh tim, Alzheimer và ung thư. Tuy nhiên, catechin thường không ổn định trong môi trường thiếu tính axít như ruột và dễ bị đào thải qua đường tiêu hóa. Do đó, để tiếp nhận lợi ích của catechin, bạn chỉ cần kết hợp tiêu thụ trà xanh với bất kỳ loại trái cây nào giàu vitamin C. Các nhà nghiên cứu phát hiện mức độ hấp thu catechin của cơ thể tăng lên gấp 5 lần nhờ bổ sung thêm vitamin C, đặc biệt khi kết hợp với nước chanh, tỷ lệ hấp thu catechin tăng tới 80%.
Sulforaphane và selen
Hợp chất sulforaphane trong các loại rau họ cải – như bông cải xanh, bông cải trắng và bắp cải – mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn như hỗ trợ sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư và phòng chống bệnh tiểu đường. ể tối ưu hóa những lợi ích này, chúng ta nên kết hợp tiêu thụ sulforaphane với thực phẩm giàu selen như cá, thịt gà, đậu hũ và nấm.l
Thứ màu đen trên thân hải sản như tôm, ngao, hàu, sò, trai thực chất là gì?
Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghi ngờ phần đen trên các loại hải sản như tôm, hàu… chúng là gì, có ăn được không hay phải bỏ đi? Những phần đó chứa dinh dưỡng hay chất độc? Các thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Hải sản rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong các loại hải sản đa số đều chứa rất nhiều protein, iot, kẽm và axit amin giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy sức khỏe.
Tuy nhiên hàng năm rất nhiều trường hợp ăn hải sản xong bị tiêu chảy và nôn mửa. Họ nghi ngờ rằng cách ăn của mình không đúng và đặc biệt không hiểu những phần đen đen có trong tôm, hàu mà mình ăn là thứ gì, có thể ăn được hay không hay phải bỏ đi?
1. Đường dây mỏng màu đen trong tôm chính là đường tiêu hóa của chúng
Tôm cực kỳ bổ dưỡng, chứa rất nhiều protein và giàu khoáng chất như kali, iot, magie, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt phù hợp với người lớn t.uổi và những người có sức khỏe kém.
Khi ăn tôm, nhiều người băn khoăn có nên vứt sợi màu đen trên lưng tôm đi không? Về mặt lý thuyết, đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa nhiều chất tiêu hóa nên thực sự không sạch, nên vứt bỏ đi.
Tuy nhiên nếu bạn ngại phải sơ chế từng con tôm như vậy, bạn có thể không cần vứt sợi đen đó đi. Chỉ cần khi chế biến, bạn chú ý nấu chín tôm hoàn toàn, nhiệt độ cao sẽ t.iêu d.iệt vi khuẩn bên trong, ăn vào sẽ an toàn.
Bên cạnh đó, ở trên đầu tôm cũng có một phần màu đen. Nhiều người lo lắng tôm bị nhiễm kim loại nặng quá mức. Trên thực tế, đầu tôm chuyển sang màu đen có thể là do tôm ăn nhiều các loại thức ăn sẫm màu như tảo và do dạ dày nằm trên đầu nên mới xuất hiện phần màu đen như vậy. Ngoài ra cũng có thể chất tyrosinase trong tôm tạo ra melanin khiến chúng có phần màu đen.
2. Phần màu đen trong ngao là tuyến ruột và bùn đất
Ngao giàu protein, ít chất béo. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, trong ngao có chất chống ung thư giúp ức chế sự phát triển của khối u. Không chỉ vậy, chúng cũng chứa một loại cholesterol đặc biệt có thể làm giảm cholesterol huyết thanh, thích hợp cho những người bị béo phì.
Cấu trúc của ngao rất đơn giản. Ngoại trừ lớp vỏ cứng, phần bùn cát trong ngao, còn lại đều có thể ăn được. Phần màu đen trong ngao là tuyến ruột và bùn đất.
Trong tuyến ruột, mặc dù có những loại thực phẩm không được tiêu hóa hoàn toàn sau khi ăn và có cả một số chất thải nhưng hầu hết ngao sống dưới đáy biển nông, ăn tảo, sinh vật phù du, chế độ ăn uống tương đối “sạch sẽ”. Vì vậy chúng ta ăn cả phần đen đó không có vấn đề gì.
3. Phần màu đen trong sò là tuyến tiêu hóa và mang
Sò giàu axit béo không bão hòa, vitamin và một loạt các nguyên tố vi lượng, có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não và cải thiện trí nhớ.
Phần ăn được của sò là phần thịt màu trắng và tuyến s.inh d.ục màu đỏ hoặc trắng. Ngoài ra là phần rìa chứa nhiều bụi bẩn và tuyến tiêu hóa, mang màu đen là không thể ăn.
Trong tuyến tiêu hóa của sò có thể có chất thải được bài tiết, kim loại nặng hoặc bùn cát. Tốt nhất nên loại bỏ những phần bẩn đó đi để trước khi chế biến để tránh nhiễm bẩn sang các bộ phận ăn được khác.
4. Ruột của hàu là phần màu xanh đen đậm
Ăn hàu thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người. Hàu chứa taurine và DHA có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Hàu ngoài lớp vỏ cứng bên ngoài không thể ăn, phần thịt bên trong đều có thể ăn hết. Phần màu đen xanh của con hàu là chủ yếu là nội tạng và đường ruột, cũng có chứa những chất mà chưa tiêu hóa hết.
Nhưng hàu là loài “ăn chay”, chúng ăn các loại tảo và thực vật phù du. Những loại này rất giàu dinh dưỡng và có lợi cơ thể. Giống như viên nén dinh dưỡng chlorella (tảo tiểu cầu) phổ biến trên thị trường, phần màu xanh đen của hàu cũng chứa nhiều chlorella tốt cho sức khỏe. Do đó, phần màu xanh đen đậm của hàu có thể ăn được. Tuy nhiên bạn có thể bỏ đi nếu không muốn ăn chúng.
5. Phần đen đen của con trai là “tơ xơ”
Trai chứa nhiều loại vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như mangan, kẽm, selen, i-ốt… rất cần thiết cho cơ thể con người. Nó có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành rẻ. Trai phù hợp cho những người đang ốm yếu, thiếu hụt khí huyết và suy dinh dưỡng.
Ở con trai có một bộ phận là “tơ xơ” (tạm dịch). Cơ thể của con trai dựa vào tơ xơ đó để bám vào các bề mặt vật chất, cho dù có gió và sóng mạnh đ.ập vào trai, phần “tơ xơ” này cũng sẽ giúp chúng bám chắc.
“Tơ xơ” là một chất xơ không dễ tiêu hóa ở ruột và dạ dày. Phần này tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Vì vậy, cần loại bỏ phần này trước khi ăn.