Riêng ở Việt Nam, mới đây số người nhiễm bệnh tăng cao là do lây nhiễm trong máy bay. Hệ thống làm lạnh trên máy bay tuần hoàn, nhiệt độ môi trường lại thấp nên rất dễ phán tán virus.
“Nhiều người đang xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, không trung thực khai báo y tế và trốn tránh cách ly. Nếu không xử lý nghiêm khắc và thực hiện biện pháp cách ly kịp thời thì dịch bệnh Covid-19 sẽ bùng phát và lây lan trong cộng đồng”, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM Nguyễn Quốc Bình, TSKH về công nghệ sinh học cảnh báo.
Theo ông Bình, TPHCM và các tỉnh phía Nam đang trong mùa nắng nóng, nguy cơ phát tán dịch bệnh có giảm nhưng không nên chủ quan, lơ là vì số ca phát bệnh thứ cấp đã xuất hiện. Một số nước như Nga, Hàn Quốc vừa mới ban hành các đạo luật phạt tù những người trốn tránh cách ly.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và đang gây tỷ lệ t.ử v.ong rất lớn tại Italy, Iran,… phải chăng do độc tính của Virus SARS-CoV-2 đã tăng?
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ trên một số lớn ca bệnh, thời gian ủ bệnh của dịch bệnh Covid-19 trung bình là 5,1 ngày. Trong đó, thời gian phát bệnh nhanh nhất là 3 ngày và chậm nhất (chiếm 95%) là khoảng 9 ngày. Ủ bệnh dài hơn 9 ngày rất ít, chỉ chiếm khoảng 1%.
Tỷ lệ người c.hết ở Italia, Iran tuy có cao hơn so với mức bình thường nhưng cũng chỉ dao động trong khoảng từ 3-5% tùy thuộc vào mức độ xử lý dịch bệnh ở quốc gia đó. Dịch bùng phát ở Hàn Quốc, Italia vừa qua là do mức độ xử lý dịch bệnh và ý thức của người dân ban đầu nên đã gây ra tình trạng siêu bội nhiễm chứ không phải do virus biến đổi làm tăng độc tính.
TSKH Nguyễn Quốc Bình (Việt kiều Canada), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM
Dịch bệnh tăng đột biến ở Hàn Quốc là do giáo phái Tân Thiên Địa giấu bệnh và Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian ngắn xét nghiệm đồng loạt các tín đồ của giáo phái này nên số lượng người nhiễm bệnh mới tăng đột biến. Hơn nữa, người nhiễm virus không phải ai cũng phát bệnh ngay nên thời gian đầu số người nhiễm virus ở nước này tăng cao. Bây giờ đã có dấu hiệu giảm. Italia ban đầu không kiểm soát chặt vấn đề giao lưu, trong khi nước này là vùng lạnh. Đặc biệt, TP Milan có nhiệt độ từ 10 – 18 độ C rất thuận lợi cho dịch bệnh phát tán và bùng phát.
Riêng ở Việt Nam, mới đây số người nhiễm bệnh tăng cao là do lây nhiễm trong máy bay. Hệ thống làm lạnh trên máy bay tuần hoàn, nhiệt độ môi trường lại thấp nên rất dễ phán tán virus. Bệnh chưa lây lan trong cộng đồng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là biện pháp cách ly Việt Nam đã làm rất tốt.
Vừa qua, có không ít trường hợp phản ứng, cố tình gây khó khăn, thậm chí trốn khỏi nơi cách ly. Là một chuyên gia về công nghệ sinh học, ông đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề này như thế nào?
Đúng là đang xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp khai báo y tế gian dối khi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc trốn tránh cách ly, xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Một trong các lý do họ đưa ra là điều kiện sinh hoạt và môi trường giao lưu giới hạn trong các khu cách ly tập trung nhưng họ không hiểu rằng trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, điều kiện trong các khu cách ly như thế là khả năng tối đa mà xã hội có thể làm được.
Những người quen sống trong những điều kiện tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung thì họ phản đối. Tuy nhiên, nếu đặt vào hoàn cảnh của Vũ Hán thì họ sẽ thấy rằng cách ly là biện pháp tối cần thiết. Người ta chưa phát hiện nhiễm bệnh nên phản đối chứ nếu người nhà của họ bị nhiễm bệnh bởi những người chống đối và tìm cách trốn tránh cách ly thì họ sẽ cảm thấy vấn đề cách ly, dù điều kiện không thật đầy đủ vẫn tốt hơn so với bị lây bệnh. Ý thức mỗi người trong xã hội là phải tự giảm tối thiểu yêu cầu của mình để bảo vệ cộng đồng, gia đình và cho chính mình. Anh đang trong hoàn cảnh cách ly thì không thể đòi hỏi phải đầy đủ như khách sạn được.
Trong phòng chống dịch, cách ly là biện pháp cần thiết và bắt buộc. Luật của mình còn nhân văn, xem biện pháp cách ly gần như là sự tự nguyện. Ở nhiều nước, Luật quy định biện pháp cách ly là bắt buộc và có những chế tài nghiêm khắc nếu không tuân thủ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cộng đồng. Nếu không xử lý nghiêm khắc và thực hiện biện pháp cách ly kịp thời thì dịch bệnh Covid-19 rất dễ bùng phát và lây lan trong cộng đồng.
Bệnh viện dã chiến TPHCM cách ly một số trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2
Có cách nào để những người diện cách ly tập trung cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, chẳng hạn như lắp điều hòa trong phòng cách ly và luôn duy trì nhiệt độ 25 độ C như hiện nay đang thực hiện trên xe buýt?
Trong điều kiện mát lạnh, virus sống lâu hơn ngoài không khí. Máy điều hòa khi hoạt động còn làm virus dễ phát tán trong không khí và nếu lỡ có một người trong phòng bị nhiễm bệnh thì khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ cao hơn. Vì vậy tốt nhất là cách ly trong điều kiện thoáng khí và nóng. Khi nhiễm virus, hiện tượng sốt là do hệ miễn dịch đốt nóng cơ thể để diệt virus. Tại sao mình không chọn biện pháp sinh hoạt trong điều kiện nóng để diệt virus trong cơ thể (nếu có).
Hiện nay, nhiều người vẫn còn mơ hồ về dịch bệnh này. Virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán ban đầu người ta đặt tên là nCoV. Từ ngày 10/2, sau khi có thông tin đầy đủ, tổ chức đặt tên virus thế giới mới chính thức đặt tên cho virus này là SARS-CoV-2 để phân biệt với “người anh em” SARS-CoV-1 là chủng virus gây ra bệnh SARS năm 2003.
Kinh nghiệm chữa trị bệnh SARS năm 2003 ở hai cơ sở điều trị ở Việt Nam, một nơi có máy điều hòa cho bệnh nhân thì kết quả là có một số trường hợp bị t.ử v.ong, còn một nơi không sử dụng máy lạnh thì tất cả bệnh nhân đều khỏi bệnh. Điều đó minh chứng nếu cách ly điều trị bệnh Covid-19 thì tuyệt đối không sử dụng máy điều hòa.
Để giảm tải cho các khu cách ly tập trung thì nên xét nghiệm liên tục. Thời gian ủ bệnh Covid-19 trung bình là 5 ngày. Trong vòng 5 ngày, lượng virus trong cơ thể (nếu có) đã đủ và qua xét nghiệm m.áu, đặc biệt là mẫu dịch trong cổ học thì sẽ cho kết quả chính xác là có nhiễm bệnh Covid-19 hay không. Nếu xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 3 và thứ 5 mà kết quả vẫn âm tính thì có thể chuyển sang cách ly tại nhà.
Cám ơn ông
Theo tienphong.vn
Bệnh nhân Covid-19 có thể lây cho người khác sau bao lâu nhiễm virus?
Bệnh nhân mắc Covid-19 nếu không cách ly và điều trị kịp thời sẽ tiếp tục lây lan cho rất nhiều người khác, ngay cả trong thời gian ủ bệnh.
Cuối tháng 2, N.H.N. – bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam đã du lịch sang Anh, Italy và Pháp, sau đó trở lại Hà Nội ngày 2/3 không khai báo y tế. Tính đến sáng 7/3, khoảng 200 người trong các diện tiếp xúc với bệnh nhân phải cách ly.
Các đội điều tra dịch tễ đang tiếp tục rà soát, lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân và những người tiếp xúc thứ phát. Vấn đề khiến nhiều người quan tâm là người mắc Covid-19 có thể tiếp tục lây cho người khác sau bao lâu nhiễm SARS-CoV-2?
Bắt đầu lây lan khi lượng virus đủ lớn
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên nhanh chóng.
Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh. Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
“Bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh có thể lây truyền virus cho người xung quanh và mẫu bệnh phẩm xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính hay dương tính tuỳ theo lượng virus trong cơ thể. Do đó, khi nghi ngờ tiếp xúc gần với người có nguy cơ mắc bệnh hoặc đi về từ vùng dịch tễ, người dân cần khai báo y tế, cách ly đủ thời gian quy định để theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, bác sĩ Hùng nói.
Bệnh nhân Li ZiChao (trái) bị lây virus corona sau khi tiếp xúc với người cha. Ảnh: Trương Khởi.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết người mắc Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày, thường là 5 ngày. Thời gian ủ bệnh được tính từ khi bị nhiễm virus cho tới khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Đa số trường hợp mang virus sẽ lây cho người khác khi bắt đầu có triệu chứng hô hấp. Do đó, bác sĩ Châu cho rằng việc làm xét nghiệm PCR cho những trường hợp không có hoặc chưa có triệu chứng bất thường, dù là ca nghi ngờ có thể đã nhiễm virus (do có tiếp xúc nguồn bệnh), ít có ý nghĩa trong thực hành cách ly kiểm dịch.
TS Châu khuyến cáo trong thời gian từ lúc phát bệnh cho đến khi điều trị khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác nếu không áp dụng cách ly, phòng ngừa nghiêm ngặt.
Phun thuốc khử khuẩn trong máy bay. Ảnh: HCDC.
Người âm tính Covid-19 vẫn phải cách ly 14 ngày
TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết kết quả xét nghiệm âm tính chỉ khẳng định người được xét nghiệm chưa có bệnh và chưa có khả năng lây được cho người khác tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.
“Trong vòng 14 ngày tính từ lần cuối tiếp xúc với nguồn lây, người đã có xét nghiệm âm tính vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lại để xác định chẩn đoán bệnh. Nếu sau thời gian này mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì họ không mắc bệnh”, TS Châu nói.
Để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ra cộng đồng, những người tiếp xúc gần với ca dương tính cần cách ly 14 ngày. Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định làm xét nghiệm khi bắt đầu đưa vào cách ly, dù có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tiếp tục cách ly đủ 14 ngày.
Theo các thông tin hiện có, bệnh nhân nhiễm bệnh thường sẽ âm tính sau khoảng 7-14 ngày. Như vậy, về lý thuyết thì khi bắt đầu triệu chứng (ngày 1) sẽ có thể lây bệnh cho người khác đến khoảng ngày thứ 14 là hết. Tùy từng cá thể mà diễn tiến bệnh sẽ thay đổi dài ngắn, do đó thời gian có thể lây nhiễm thay đổi trong khoảng 1-14 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn nữa. Vì vậy để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, bệnh nhân chỉ có thể cho ra viện khi có ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính trong 2 ngày liên tiếp.
Theo Zing