Việc lựa chọn các loại rau tốt cho bà bầu vừa cân bằng chế độ ăn vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn thai nhi là điều vô cùng quan trọng.
Dinh dưỡng thai kỳ luôn được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Nhiều người thường quan niệm rằng, khi mang thai, mẹ bầu cần phải được bổ sung đầy đủ bằng những món ăn giàu dinh dưỡng nhất như móng giò, chim câu, tổ yến…
Lựa chọn các loại rau bà bầu nên ăn sẽ giúp cung cấp và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Tuy vậy, có thể mẹ chưa biết những loại rau tốt cho bà bầu quen thuộc vừa rẻ lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, rất hữu ích đối với mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Sau đây, Eva giới thiệu một số các loại rau tốt cho bà bầu dễ tìm, rất rẻ và giàu dinh dưỡng:
1. Bắp cải
Bắp cải được coi là thực phẩm hàng đầu trong những loại rau bà bầu nên ăn trong thai kỳ. Trong rau bắp cải rất giàu vitamin A, vitamin E, vitamin K, kẽm và magie…rất tốt đối với sự phát triển tổng thể của thai nhi.
2. Đậu
Đậu được xếp vào các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bởi rất giàu dưỡng chất quan trọng đối với quá trình mang thai. Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen…có chứa hàm lượng vitamin K lớn rất quan trọng đối với sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương, sức khỏe xương và cơ bắp thai nhi.
Dinh dưỡng thai kỳ luôn được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu được nhiều mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
3. Rau chân vịt
Thành phần trong giàu chân vịt rất giàu khoáng chất như magie, kẽm, canxi, kali, vitamin A, vitamin B2 và nhiều vitamin thiết yếu khác. Rau chân vịt mang đến rất nhiều công dụng như ngăn đục thủy tinh, giúp hệ thần kinh thai nhi phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa và xương khớp của bà bầu.
4. Rau cần
Trong rau cần có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin B, C, carotene, axit nicotinic, phốt pho, sắt, chất xơ… Những chất này mang đến tác dụng làm thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, mát m.áu và giảm huyết áp.
Một số các loại rau tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
5. Rau mồng tơi
Một trong những loại rau tốt cho bà bầu là rau mồng tơi, loại rau này giúp bà bầu giảm lượng cholesterol, hỗ trợ kiểm soát cân nặng của mình. Đặc biệt, trong rau mồng tơi còn có chứa một loại chất nhầy mang đến tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón hiệu quả.
6. Rau rền
Theo các chuyên gia, rau dền nằm trong danh sách các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu bởi có chứa rất nhiều lipid, protid, canxi, glucid cùng nhiều vitamin khác… Công dụng chính của loại rau này là giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, làm mát giúp phụ nữ mang thai cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm nghén. Đặc biệt, rau dền còn là loại rau rất dễ ăn, chế biến đơn giản, tiêu hóa nhanh.
Ăn nhiều rau sẽ giúp bà bầu bổ sung nhiều vitamin. (Ảnh minh họa)
7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh (bông cải xanh) có chứa hàm lượng axit folic cao, nhiều sắt… Cả 2 chất này đều có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
8. Măng tây
Măng tây là loại rau có hàm lượng axit folic, vitamin D, vitamin K… Các chất này đều có tác dụng giúp thai nhi phát triển toàn diện, ổn định hơn. Mỗi ngày, bà bầu nên ăn một bát măng tây để giúp cung cấp đủ vitamin K cần thiết dành cho cơ thể, làm giảm tình trạng dị tật của trẻ ở ống thần kinh.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau cần kẻo rước bệnh vào người
Rau cần cung cấp nhiều chất xơ, có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hóa, rau cần cũng rất tốt cho người thiếu m.áu, mất ngủ, bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ… Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn rau cần.
Dưới đây là nhóm người mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn rau cần để tránh mang họa:
Phụ nữ đang thời kỳ k.inh n.guyệt
Những phụ nữ trong thời kì k.inh n.guyệt không nên ăn rau cần. Bởi thời gian này cần giữ cho m.áu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, có tính hàn như rau cần, m.áu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm m.áu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Người mắc bệnh da liễu
Theo các chuyên gia, những người có t.iền sử mắc các bệnh về da liễu như: Vảy nến, dị ứng, tỳ vị hư, ngứa ngáy không nên ăn nhiều rau cần. Bởi thành phần của loại rau này có chứa arachidon – một dạng chất xúc tác gây ra phản ứng viêm tấy khiến các bệnh về da liễu lâu khỏi hơn.
Người huyết áp thấp
Với đặc tính thanh nhiệt, hạ huyết áp thì rau cần được khuyến cáo không sử dụng cho người bị bệnh huyết áp thấp để tránh bệnh thêm trầm trọng. Ngược lại, rau cần có lợi có người huyết áp cao.
Người bụng dạ yếu
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm ấu trùng các loài giun, sán lá ruột. Người ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này chưa nấu chín kỹ sẽ nhiễm sán.
Ngoài ra, nếu được trồng trong môi trường ô nhiễm các loại rau này có khả năng bị nhiễm chất độc hại, người bụng dạ yếu ăn vào có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
Người bị nhiễm giun sán
Rau cần và các loại rau trồng dưới nước dễ bị nhiễm loài sán lá ruột. Từ người bệnh, trứng sán theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt ao hồ, đồng ruộng. Từ 3 – 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, xâm nhập vào một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Vì vậy, khi sử dụng rau cần hãy rửa rau thật sạch dưới vòi nước chảy, đồng thời nấu chín để đảm bảo vệ sinh.