Chiều cao trung bình của thanh niên 19 t.uổi ở Trung Quốc tăng hơn 10 cm trong 35 năm qua.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thanh thiếu niên Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về chiều cao trong 35 năm qua.
Năm 1985, chiều cao trung bình của nữ giới 19 t.uổi là 1,58 m và của nam giới ở cùng độ t.uổi là 1,67 m. Năm 2019, các con số tương ứng lần lượt là 1,65 m và 1,77 m.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet tháng này, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam giới Trung Quốc là nhanh nhất thế giới. Sự cải thiện về chiều cao của nữ giới xếp thứ 3.
Thanh thiếu niên Trung Quốc cao thêm hơn 10 cm sau 35 năm.
Nghiên cứu phân tích sự phát triển thể chất của t.rẻ e.m ở 193 quốc gia bằng cách tổng hợp dữ liệu về chiều cao và chỉ số khối cơ thể (BMI). Chênh lệch chiều cao trung bình của thanh niên 19 t.uổi ở các quốc gia cao nhất và thấp nhất là 20,3 cm, theo nghiên cứu.
Các quốc gia có dân số v.ị t.hành n.iên sở hữu chiều cao tốt nhất bao gồm Hà Lan, Montenegro, Estonia và Đan Mạch. Nam giới 19 t.uổi ở Trung Quốc thấp hơn các bạn cùng t.uổi ở Hà Lan 7,6 cm. Còn phụ nữ thấp hơn 6,8 cm.
Các nhà nghiên cứu nói rằng trong khi gene, yếu tố di truyền đóng góp một phần vào sự khác biệt về chiều cao ở cấp độ dân số, chế độ dinh dưỡng và môi trường cũng có vai trò hết sức quan trọng.
Các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, đã chứng kiến mức tăng chiều cao của t.rẻ e.m nhiều nhất. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara, chiều cao của t.rẻ e.m đã bị đình trệ, thậm chí ngày càng giảm.
Khảo sát trước đây đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua đã làm giảm đáng kể tình trạng suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m. Tuy nhiên, t.rẻ e.m nông thôn vẫn bị tụt hậu so với các bạn ở thành thị về lượng dinh dưỡng và chiều cao.
Nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố từ năm 2014 cho thấy t.rẻ e.m thành thị có nguy cơ béo phì cao hơn khi thường xuyên tiếp cận với bánh kẹo và thức ăn nhanh.
T.rẻ e.m thành thị tại Trung Quốc đối mặt với nguy cơ béo phì gia tăng.
Số liệu mới nhất của nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi chỉ số BMI của t.rẻ e.m và thanh thiếu niên trên toàn cầu.
Các quốc gia bao gồm Mỹ, New Zealand và Kuwait có chỉ số BMI cao nhất cho cả hai giới, trong khi Ấn Độ, Bangladesh, Đông Timor, Ethiopia và Chad có mức thấp nhất.
Nhìn chung, t.rẻ e.m gái ở Hàn Quốc, Việt Nam, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Trung Á và t.rẻ e.m trai ở Trung và Tây Âu có những thay đổi lành mạnh nhất về tình trạng phát triển cơ thể trong 35 năm qua. Những đối tượng này đã tăng chiều cao nhiều hơn so với chỉ số BMI.
Chiều cao và chỉ số BMI đều thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và t.ử v.ong, suy giảm phát triển nhận thức, năng suất học tập và làm việc kém.
Trong khi đó, chỉ số BMI cao sẽ đi kèm với nguy cơ tàn tật và t.ử v.ong sớm ở t.uổi trưởng thành, cũng như sức khỏe tâm thần và kết quả giáo dục kém hơn, nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị các chính sách hỗ trợ sự phát triển lành mạnh từ sơ sinh đến t.uổi vị thành niên, chẳng hạn như chương trình bữa ăn miễn phí ở trường và hạn chế tiêu thụ carbohydrate chế biến.
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm và t.huốc l.á, trẻ dễ bị béo phì
Một nghiên cứu kết hợp giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã điều tra mối liên quan giữa ô nhiễm và tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ.
Hình: AP
Nghiên cứu quy mô lớn được Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) của Tây Ban Nha và ại học Nam California của Mỹ dẫn đầu .
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của hơn 1.300 t.rẻ e.m từ 6-11 t.uổi tại 6 quốc gia châu Âu: Pháp, Hy Lạp, Litva, Na Uy, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Các tác giả cũng đ.ánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng eo, độ dày nếp gấp của da và khối lượng mỡ trong cơ thể để xác định tình trạng thừa cân và béo phì của t.rẻ e.m. Các mẫu m.áu và nước tiểu của trẻ và người mẹ lúc mang thai cũng được phân tích.
Các chất gây ô nhiễm được xem xét bao gồm những thành phần có trong không khí, môi trường xây dựng, không gian xanh, tình trạng hút thuốc và các hóa chất gây ô nhiễm (chất hữu cơ tồn tại lâu trong môi trường, kim loại nặng, phthalate, phenol và thuốc trừ sâu).
Kết quả cho thấy: Bình quân có 29% trẻ thừa cân hoặc béo phì. Trong đó, những trẻ phơi nhiễm khói thuốc (cả khi còn trong bụng mẹ và hút thuốc thụ động thời thơ ấu), ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5 và PM10 và nitơ dioxide, trong nhà cũng như ngoài trời), một số đặc điểm của môi trường xây dựng có liên quan đến BMI cao hơn.
“Những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ngăn chặn việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong giai đoạn đầu đời có thể hạn chế nguy cơ béo phì và các biến chứng liên quan” – chuyên gia Martine Vrijheid cho biết.
Nhìn chung, nghiên cứu giúp xác định các loại ô nhiễm liên quan đến tình trạng béo phì – vốn tác động lớn tới sức khỏe cộng đồng, từ đó xác lập mục tiêu phòng ngừa và can thiệp sớm.