Những cơn cảm lạnh thường không nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng của chúng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Không vệ sinh bàn tay: Giữ cho bàn tay sạch sẽ là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc giữ gìn sức khỏe. Ta thường chạm tay lên mặt và miệng nhiều lần trong ngày, do đó bạn cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và bất cứ khi nào tay bẩn.
Sử dụng thang máy: Có ba lý do thang máy khiến bạn dễ mắc cảm lạnh hơn. Thứ nhất, thang máy khiến bạn lười vận động hơn; thứ hai, nút bấm của thang máy chứa rất nhiều vi khuẩn; và thứ ba, không gian kín của thang máy khiến mầm bệnh dễ lây lan hơn.
Lười vận động: Tập thể dục không chỉ giúp bạn giữ dáng mà còn giúp tăng cường miễn dịch và các chức năng cơ thể khác. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn phần nào giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.
Để bàn chân lạnh: Kinh nghiệm dân gian cho thấy để bàn chân sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn. Đó là bởi khi bàn chân lạnh, nhiệt độ cơ thể cũng giảm theo, làm giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây cảm lạnh.
Sử dụng rượu bia, t.huốc l.á: Uống rượu bia và hút t.huốc l.á đều làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh hơn. Theo chuyên gia, hút thuốc gây tổn thương hệ hô hấp, còn rượu bia có tính ức chế miễn dịch.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ và ngủ không ngon có thể làm giảm sức đề kháng đáng kể, khiến bạn dễ mắc cảm lạnh hơn. Thiếu ngủ có thể làm giảm chức năng các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể. Bạn nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Căng thẳng: Một số thí nghiệm cho thấy căng thẳng tinh thần có liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cảm lạnh. Các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và các cảm xúc tiêu cực có thể làm hệ miễn dịch suy yếu, khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn.
Thường xuyên đến nơi đông người: Ở những nơi đông người như trung tâm thương mại hay rạp chiếu phim, ta tiếp xúc với nhiều người hơn, chạm vào nhiều vật hơn, do đó nguy cơ nhiễm khuẩn cũng cao hơn.
Cắn móng tay: Móng tay chứa nhiều vi khuẩn gấp hai lần bàn tay. Thói quen cắn móng tay tạo điều kiện cho các mầm bệnh đi trực tiếp vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả cảm lạnh.
Ăn thực phẩm không lành mạnh: Chế độ ăn uống và hệ miễn dịch có mối quan hệ tương quan. Ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, như các món nhiều chất béo hòa tan và đồ ngọt, có thể làm suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm, bao gồm cả cảm lạnh.
Không uống đủ nước: Nước có tác động rất lớn lên hệ miễn dịch, bởi nước đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tế bào. Uống đủ nước giúp duy trì chức năng miễn dịch và đào thải các mầm bệnh có thể gây cảm lạnh ra khỏi cơ thể./.
15 cách giúp phòng tránh cảm cúm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong mùa lạnh
Phòng tránh cảm cúm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong thời tiết lạnh như hiện nay để tránh các biến chứng tiềm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Với những người có sức khoẻ bình thường, việc bị nhiễm cảm cúm chỉ khiến họ mệt mỏi và khó chịu bởi những triệu chứng sổ mũi, nhức đầu… Tuy nhiên với những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm virus cảm cúm có thể khiến họ khó thở hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc phòng tránh cảm cúm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong mùa lạnh là vô cùng cần thiết.
Trên thực tế, những người mắc bệnh COPD có nhiều khả năng mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus hơn người bình thường. Các chuyên gia y tế đã chứng minh được rằng các tế bào miễn dịch của bệnh nhân COPD bị ức chế khả năng hoạt động. Do đó phổi của họ kém hiệu quả hơn trong việc chống lại các vi trùng tiếp xúc phải.
Dưới đây là những điều bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cần biết để giữ sức khoẻ và phòng tránh cảm cúm, nhất là trong thời tiết lạnh và giao mùa như hiện tại.
1. Tại sao cảm cúm lại nghiêm trọng hơn ở những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?
Thực tế, virus cảm cúm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vì chúng có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Hiện nay, các đợt bùng phát COPD đều do n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên như cảm lạnh thông thường và cúm gây ra.
Nhiễm virus cảm cúm có thể làm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn (Ảnh: Internet)
Thông thường, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính hô hấp đã khó khăn do tình trạng bệnh khiến đường thở sưng lên và tắc nghẽn. Lúc này nếu nhiễm virus cảm cúm có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do chúng gây ra các triệu chứng mệt mỏi và viêm, sưng trong đường hô hấp của bệnh nhân. Hơn thế nữa, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng của cảm cúm như viêm phổi nhiều hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho biết, những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có dung tích phổi thấp hơn. Khi mắc cảm cúm, họ có thể thở khò khè, ho và khó thở nhiều hơn do không có đủ dung tích phổi để chứa đủ không khí cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng nguy cơ mắc COPD cấp tính ở những người mắc cảm cúm nhiều hơn gấp 30 lần.
2. Làm thế nào để phòng tránh cảm cúm ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Để giữ sức khoẻ và phòng tránh cảm cúm trong thời tiết lạnh như hiện nay, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần thực hiện những biện pháp sau đây:
– Tiêm phòng cúm. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng mọi người đều nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao như đang mắc COPD. Các chuyên gia cũng cảnh báo cúm có thể gây c.hết người ở những người bị COPD, và tiêm phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất. Bằng cách chủng ngừa hằng năm, bạn có thể được bảo vệ chống lại nhiều chủng virus cúm hơn so với việc bạn chỉ mới tiêm phòng vào năm đó.
– Yêu cầu gia đình cùng đi tiêm phòng cúm. Một nghiên cứu khoa học được công bố đã cho thấy nếu những người tiếp xúc thường xuyên với người bị COPD đã tiêm phòng sẽ giảm tỷ lệ tiếp xúc với virus cúm. Nó được gọi là miễn dịch cộng đồng hay nói cách khác, nếu một số người nhất định được chủng ngừa trong một cộng đồng, thì khả năng bùng phát virus hoặc bệnh truyền nhiễm sẽ ít hơn nhiều.
– Tiêm phòng viêm phổi giúp người bệnh COPD tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
– Tránh chạm vào mũi hoặc miệng của bạn để hạn chế khả năng lây nhiễm của virus cúm.
– Tránh xa những người bị cảm cúm do virus cảm lạnh và cúm dễ lây lan.
– Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và bất cứ lúc nào ra ngoài hay chạm vào tay nắm cửa. Rửa kỹ bàn tay và các kẽ ngón tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
– Thay đổi lối sống khoa học hơn bằng một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây tươi và rau quả, vận động cơ thể và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít bị n.hiễm t.rùng hơn.
Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây tươi và rau quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít bị n.hiễm t.rùng hơn (Ảnh: Internet)
– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ những gì nên làm nếu COPD bùng phát. Có thể nhờ bác sĩ viết lại những loại thuốc cần dùng hay các triệu chứng nguy hiểm mà khi gặp cần phải gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gấp.
– Đảm bảo thuốc được dự trữ và theo dõi hạn sử dụng cẩn thận. Kiểm tra tủ thuốc thường xuyên để đảm bảo tất cả các loại thuốc đều được cập nhật trong trường hợp bùng phát cơn COPD cấp tính.
– Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh hay steroid.
– Tuyệt đối không hút thuốc để hạn chế những tổn thương đến phổi. Hơn nữa, hút thuốc làm cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và có thể làm cho các triệu chứng cảm cúm trở nên tồi tệ hơn.
3. Kiểm soát các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong thời tiết lạnh
Dù cho cố gắng để hạn chế nhiễm virus cúm thì khi thời tiết lạnh cũng có thể dễ dàng gây kích ứng đường thở, dẫn đến thở khò khè, ho và khó thở nhiều hơn. Điều này là do sự trao đổi chất của cơ thể trong thời tiết lạnh tăng lên, vì vậy cần phải đốt cháy nhiều oxy hơn gây khó chịu và dẫn đến co thắt phế quản. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng của COPD khi thời tiết trở lạnh:
– Theo dõi dự báo thời tiết, hạn chế ra đường vào những ngày lạnh hay ô nhiễm không khí tăng cao.
– Hạn chế đốt củi để sưởi ấm vìkhói có thể làm nặng thêm triệu chững bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
– Sử dụng các ống hít cắt cơn khoảng 30 phút trước khi đi ra ngoài và luôn giữ nó bên mình để kiểm soát các cơn COPD cấp tính.
– Che mũi và miệng bằng khăn khi ra ngoài giúp giữ ấm không khí hít vào. Cũng nên tránh tập thể dục ngoài trời khi trời lạnh.
4. Nên làm gì khi người bệnh COPD nhiễm cảm cúm?
Nếu không may nhiễm cảm cúm, hãy tuân thủ các biện pháp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của mình. Bên cạnh đó cần bổ sung nước, vitamin và nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp cơ thể nhanh phục hồi. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc cảm cúm thông thường hay thuốc không kê đơn.
Nếu bệnh nhân cảm thấy tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của mình trở nên tồi tệ hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Đừng đợi cho đến khi các triệu chứng nghiêm trọng mới gTham khảo ý kiến bác sĩ. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng thuốc giãn phế quản, thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống steroid.
Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng sau đây:
– Sốt, đặc biệt nếu đi kèm các triệu chứng cảm cúm.
– Khó thở nặng hơn bình thường hoặc thường xuyên hơn khó thở, gặp khó khăn trong đi lại.
– Ho hoặc thở khò khè nhiều hơn, có thể ho ra đờm có m.áu.
– Mệt mỏi cực độ.
– Đau đầu, chóng mặt, lú lẫn hoặc cáu kỉnh.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc tăng cân đột ngột