So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng bệnh nhân nhập viên nội trú do mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, cùng với đó diễn biến của bệnh cũng nhanh, nặng và phức tạp hơn, gây khó khăn cho công tác điều trị.
Theo ghi nhận của PV ngày 4/10, bệnh viện Nhi đồng 2 ,TP Hồ Chí Minh luôn l trong tình trạng quá tải cả ở khu khám bệnh và khu điều trị. Số liệu thống kê của bệnh viện cho thấy, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám từ 7.000 – 8.000 trẻ, trong đó có 7 -10 % trẻ phải nhập viện điều trị tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số giường thực kê tại bệnh viện 1.900 giường, nhưng số trẻ nằm viện lên đến 2.100 – 2.200 trẻ, trong đó phần lớn trẻ nằm viện do mắc bệnh về đường hô hấp.
Hơn 11 giờ trưa, tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi đồng 2 vẫn còn rất đông bệnh nhi chờ khám bệnh.
Trưa ngày 4/10, từ trong phòng điều trị đến hành lang của khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 đều chật kín bệnh nhi và người nhà. Nhiều bệnh nhi phải nằm ghép, phụ huynh tự thuê võng bên ngoài với giá 25.000 đồng/ngày để kê vào hành lang cho con nằm.
Chị Đ. T. C. (ngụ tại Vũng Tàu) ngao ngán cho hay: “Cho con điều trị ở bệnh viện tỉnh gần 2 tuần không khỏi bệnh, tôi đành phải đưa con lên thành phố điều trị. Bệnh viện quá tải, nằm ở đây hơn 1 tuần mà tôi cũng muốn bệnh theo con luôn. Ban ngày thì đỡ, buổi tối ngay cả hành lang cũng không có chỗ để nằm, nhiều phụ huynh tranh cãi giành nhau chỗ để đặt võng”.
Không khí trong phòng bệnh ngột ngạt, nhiều phụ huynh phải thuê võng với giá 25.000 đồng/ngày đặt ngoài hành lang bệnh viện để nằm.
Thấy chiếc giường hành lang còn trống, vợ chồng chị N. H. Thảo (nhà quận 4) vội vàng cho cậu con trai 10 t.uổi vào nằm nghỉ trên chiếc giường vừa đủ đễ duỗi thẳng chân. Vừa quạt cho con, chị Thảo vừa bức xúc nói: “Con tôi đang bị ốm đã rất mệt rồi, giờ còn phải ngồi suốt từ sáng đến giờ mới được nằm giường nghỉ. Giường ở đây nhỏ quá, một mình con tôi nằm còn không thoải mái, lại còn phải nằm ghép với một bé khác. Thấy bé nhỏ cùng giường nặng hơn nên tôi nhường giường lại cho bé đó. Giờ bé đi khám bệnh nên tôi mới cho con tôi vào nằm nghỉ đỡ”. Chị Thảo cho biết thêm, hai ngày nằm ở bệnh viện, thấy cậu con trai cũng đã đỡ hơn nhiều nên chị đang xin cho con về nhà nằm điều trị cho thoải mái.
Để giải quyết tình trạng quá tải, bệnh viện đã phải kê thêm giường nhưng vẫn không đủ chỗ, trẻ vẫn phải nằm ghép.
Bế cô con gái hơn 6 tháng t.uổi đi loanh quanh hành lang của khoa, anh N. V. T. (ngụ Đồng Nai) cho biết, khám ở bệnh viện tỉnh không hết nên anh đành phải đưa con lên thành phố để khám bệnh. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con anh bị viêm phổi và viêm phế quản nặng, phải nhập viện điều trị. Hai vợ chồng anh thay phiên nhau chăm cô con gái ở bệnh viện Nhi đồng 2 đến nay đã được 12 ngày.
“Một giường bệnh có tới 2 bệnh nhi nằm, cộng thêm một bé kèm theo hai người nhà chăm sóc nữa nên trong phòng chật chội và ngột ngạt lắm. Giờ có thuê võng cũng không có chỗ để đặt. Không có chỗ ngủ nghỉ, lúc nào có người thay chăm con, tôi lại ra ngoài ghế đá bệnh viện nằm đỡ. Từ lúc chăm con bệnh đến giờ tôi sút gần 3kg”, anh T chia sẻ.
Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân dẫn đến số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp tăng cao trong thời gian qua.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, trưởng Khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số giường thực kê của khoa chỉ có 217 giường nhưng số trẻ đang nằm điều trị tại khoa hiện nay lên đến 270 bé, trong đó, có 30 trẻ bị nặng và đang phải nằm điều trị tại phòng cấp cứu.
So với năm trước, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng nhanh và bị nặng, phức tạp hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong cho biết thêm, mùa bệnh hô hấp ở trẻ thường rơi vào những tháng cuối năm, từ nay đến tháng 11 bệnh nhân vào viện sẽ đông hơn. Hiện trung bình mỗi ngày, Khoa Hô hấp 1 tiếp nhận 280 -300 trẻ nhập viện nội trú. Các mặt bệnh thường gặp là những bệnh lý viêm phổi nặng, viêm phế quản, hen… Nguyên nhân trẻ nhập viện mùa này đông là do chủng vi khuẩn, vi rút phát triển nhanh. Bên cạnh đó, vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp của trẻ.
“So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng bệnh nhân nhập viện nội trú tăng hơn, diễn biến của bệnh nhân với chẩn đoán các bệnh về viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp cũng nhanh, nặng và phức tạp hơn. Bệnh này thường rơi nhóm trẻ dưới 3 t.uổi. Bởi trẻ càng nhỏ t.uổi, đường hô hấp rất nhạy cảm, hệ miễn dịch kém cùng với đó là ô nhiễm môi trường tác động, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh”, bác sĩ Phong nhận định.
Tình trạng quá tải này cũng diễn ra tương tự tại Khoa Hô hấp của bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Theo số thông tin của bệnh viện, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp nhập viện điều trị tăng cao và bệnh viện cũng trong tình trạng quá tải, bệnh nhi phải nằm ghép. Bởi số giường trong Khoa Hô hấp chỉ có 140 giường, nhưng số bệnh nhi nằm điều trị có những ngày lên đến 300 trẻ.
Bác sĩ Lê Công Phiên, phó Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết thêm, ngoài bệnh về đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang vào thời điểm của dịch nên dẫn đến tình trạng quá tái. Để giải quyết tình trạng quá tải như hiện nay, bệnh viện đã mở thêm 3 – 4 bàn khám, tăng cường thêm y bác sĩ ở các khoa phòng, sắp xếp thêm ghế bố ở hành lang hoặc phải cho bệnh nhi nằm ghép.
Các bác sĩ khuyến cáo, vào thời điểm này phụ huynh nên đề phòng bệnh hô hấp và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ; phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, tiêm phòng đầy đủ, tập cho trẻ uống nước nhiều, vệ sinh nước muối sinh lý, khi đi ra ngoài cần phải che chắn cho trẻ bằng những loại khẩu trang tốt có khả năng phòng được vi khuẩn, khói bụi ô nhiễm. Hạn chế cho trẻ đến đám đông, đặc biệt là bệnh viện. Khi trẻ có những triệu chứng như ho sốt, sổ mũi, thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh, tránh trường hợp để lâu bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm cho trẻ.
Bài và ảnh: Đan Phương
Theo Báo Tin tức
Ô nhiễm không khí: Người mắc bệnh về đường hô hấp nên làm gì?
Ô nhiễm không khí và bụi mịn tại Hà Nội và TP. HCM thời gian gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân.
Để phòng tránh và giảm thiểu những tác hại do ô nhiễm không khí, những người mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch tránh ra ngoài khi không khí ô nhiễm và tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.
Không khí ô nhiễm (Ảnh Internet).
30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi
Theo WHO, ô nhiễm không khíđược coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.
Riêng đối với những người mắc bệnh lý về đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết: Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí.
Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau
Người mắc bệnh mãn tính phải cẩn trọng
Không khí ô nhiễm nặng (IT).
Theo PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.
Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
Do vậy những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
“Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp cho nên chúng tôi khuyên người dân mắc các bệnh hô hấp khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn)”, PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp nhấn mạnh.
Trong nhiều ngày qua, Hà Nội thường xuyên đứng vị trí số 1 trong top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi chỉ số AQI luôn mở mức xấp xỉ 200.Đến hôm nay (30/10), tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng tại Hà Nội, chỉ số AQI đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.
Tại TP.HCM trong tháng 9 cũng xảy ra hiện tượng “bầu trời mù mịt”. Kết quả quan trắc 30 vị trí môi trường trong tháng 9 cho thấy chất lượng không khí từ ngày 3 dến 20-9 có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO…
Châu Anh
Theo GDTĐ