Sau sinh 3 ngày, người mẹ vùng cao ngày nào cũng lấy tro bếp bôi vào rốn đ.ứa b.é. Hậu quả là cháu bé sơ sinh bị uốn ván.
Bác sĩ thăm khám cho cháu bé sơ sinh – Ảnh: Thanh Lộc
Ngày 15.3, bác sĩ Trần Vĩnh Hoàng, Trưởng khoa Nhi, BV đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết sau hơn 1 tháng được chăm sóc y tế, sức khoẻ cháu bé bị uốn ván – là con chị Hồ Thị Mắt (26 t.uổi, trú thôn Mới, xã Thanh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) đã ổn định.
Trước đó, ngày 12.1, chị Mắt sinh con tại nhà, lấy dao lam cắt rốn và 3 ngày sau, ngày nào chị cũng lấy tro bếp bôi vào rốn trẻ. Đến ngày 18.1 thì trẻ bị cứng miệng, khó bú và co giật nên gia đình đưa bé vào cấp cứu tại Trung tâm y tế H.Hướng Hóa rồi được chuyển về BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Tại đây, bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch đã được thở máy, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và truyền t.huốc a.n t.hần liên tục qua bơm tiêm điện kéo dài gần 1 tháng. Hiện sau hơn 1 tháng điều trị, sức khỏe bệnh nhi ổn định, không có biến chứng và di chứng gì.
Bác sĩ Hoàng cho biết việc tiêm chủng uốn ván miễn phí, nhưng chị Mắt không mang con đến trạm y tế chủng ngừa, cộng với việc tự cắt rốn và bôi tro vào khiến trẻ mắc uốn ván rốn (với tỷ lệ điều trị thành công chỉ khoảng 20 – 30%). Vì hoàn cảnh của chị Mắt quá khó khăn nên tổ Công tác xã hội của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã vận động, kêu gọi được số t.iền 8,4 triệu đồng hỗ trợ cho chị Mắt nuôi con.
Theo thanhnien
Người đàn ông nguy kịch vì chủ quan sau khi bị gai nhọn đ.âm vào chân
Sau khi bị gai nhọn đ.âm vào chân, do chủ quan, ông H. không sát trùng, không để hở vết thương. 7 ngày sau, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, toàn thân tím tái, co giật liên tục.
Theo đó, nam bệnh nhân Đinh Văn H. (sinh năm 1963, Tân Lạc, Hòa Bình) nhập viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu chiều ngày 9/1 trong tình trạng suy hô hấp, toàn thân tím tái, gồng cứng và co giật liên tục, hai hàm răng cắn chặt.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định: bệnh nhân H. mắc uốn ván.
Được biết, cách đây 7 ngày, bệnh nhân có vết thương vùng bàn chân phải do giẫm phải gai nhọn. Tuy nhiên, do chủ quan, ông H. không sát trùng, không để hở vết thương.
Vết thương vùng bàn chân phải vẫn còn mưng mủ của bệnh nhân – Ảnh: BSCC
Sau 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, sưng nề, mưng mủ vùng vết thương, cứng hàm tăng dần. Đến 9/1, bệnh nhân không há được miệng, gồng cứng toàn thân, co giật từng cơn, suy hô hấp.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: xác định mức độ nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành mở đường thở qua cổ để cấp cứu cho bệnh nhân.
“Do hai hàm răng cắn chặt, bệnh nhân không thể thở và ho khạc được khiến nước bọt, dịch hầu họng ứ đọng ở khoang miệng dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi. Ngoài ra, bệnh nhân gồng cứng (đặc biệt là cơ bụng), co giật liên tục nên dịch và thức ăn ở dạ dày rất dễ trào ngược vào phổi khiến tình trạng suy hô hấp nặng nề hơn. Nếu không mở khí quản nhanh để tạo đường thở qua cổ, bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong do suy hô hấp hoặc do sặc”, bác sĩ Tình nhấn mạnh.
Các bác sĩ tiến hành mở khí quản, tạo đường thở cho bệnh nhân – Ảnh: BSCC
Sau 5 phút, bệnh nhân đã có đường thở mới qua cổ, hô hấp được đảm bảo. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực.
Uốn ván là bệnh n.hiễm t.rùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong điều kiện kị khí (không có oxy), nha bào này sẽ trở thành thể hoạt động vừa sinh sản, vừa sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây các biểu hiện: cứng hàm, co cứng cơ liên tục (cơ mặt, cơ gáy, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng, và tứ chi), co giật toàn thân. Bệnh nhân t.ử v.ong thường do suy hô hấp hoặc n.hiễm t.rùng toàn thân.
Để điều trị bệnh uốn ván, các bác sĩ chủ yếu đảm bảo đường thở, chống bội nhiễm, điều trị triệu chứng và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi – Ảnh: BSCC
“Trường hợp bệnh nhân H. do không sát trùng cẩn thận, không để hở vết thương dẫn đến nha bào vi khuẩn xâm nhập, gây ra bệnh uốn ván”, bác sĩ Tình thông tin.
Bác sĩ Hoàng Công Tình cũng khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh uốn ván, người dân cần tiêm vaccine đầy đủ: 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi.
Đặc biệt, khi có vết thương trên cơ thể, cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương (không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương). Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương bẩn, cần nhập viện để xử trí vết thương và sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet