Lên thăm cháu, lúc nào cũng thấy cháu chu mỏ, bà nội cảm thấy có điều bất ổn, nên đã quyết định đưa cháu đến bệnh viện khám.
Con gái của cô Hồ năm nay đã được 2 t.uổi. Khi đ.ứa t.rẻ được 10 tháng t.uổi đã cai sữa mẹ và từ đó cô Hồ cho con mình uống sữa bột. Vì trước đó bé đã quen bú sữa mẹ nên sau khi cai sữa, bé sẽ luôn quấy khóc, khó dỗ dành. Cho rằng con chưa quen nên cô Hồ đã mua núm vú giả cho bé ngậm.
Núm vú giả được hầu hết các gia đình sử dụng, nó có tác dụng kỳ diệu đối với nhiều trẻ sơ sinh, trong đó có con gái của cô Hồ. Chỉ cần đ.ứa t.rẻ khóc, cô Hồ lại đưa núm vú giả vào miệng cho con gái, đ.ứa t.rẻ ngừng khóc rất nhanh, nhất là khi ngủ ngậm núm vú giả cũng khiến đ.ứa t.rẻ ngủ nhanh hơn. Cứ như vậy, con gái cô Hồ đã ngậm núm vú giả từ khi 10 tháng t.uổi đến tận bây giờ là 2 t.uổi.
Thấy cháu thường xuyên chu mỏ, bà nội vội vàng đưa cháu đến viện khám (Ảnh minh họa).
Thời gian gần đây, cô Hồ bắt đầu cân nhắc có nên bỏ thói quen ngậm vú giả của con gái hay không, vì thời gian càng dài, cô Hồ nhận thấy sự phụ thuộc của đ.ứa t.rẻ vào núm vú giả ngày càng nhiều. Chỉ cần bỏ núm vú giả, bé rất dễ khóc và không thể dỗ dành. Ngoài ra cô Hồ còn nhận thấy mỗi lần đ.ứa t.rẻ được tháo núm vú giả, vì cái miệng nhỏ nhắn của con gái lúc nào cũng chu ra, nhìn con nũng nịu, trông rất đáng yêu, song cô lại có chút lo lắng.
Một ngày bà nội lên thăm cháu gái, nhìn thấy đ.ứa t.rẻ luôn bĩu môi, chu mỏ thì hỏi con dâu có vấn đề gì xảy ra với cháu không. Cô Hồ trả lời rằng, bé muốn ngậm núm vú giả, nói rằng bà nội không cần lo lắng. Lúc này bà nội cảm thấy có điều bất ổn, nên đã quyết định đưa cháu đến bệnh viện khám.
Bác sĩ kiểm tra phát hiện nướu của đ.ứa t.rẻ bị biến dạng, thủ phạm là do núm vú giả (Ảnh minh họa).
Cô Hồ bị mẹ chồng làm cho bối rối, cô thấy con nít nũng nịu thì không cần phải làm ầm ĩ lên, nhưng mẹ chồng nói rằng phải theo dõi, có thể nó có vấn đề về phát triển. Khi đến bệnh viện, bác sĩ đã kiểm tra miệng của đ.ứa t.rẻ và nói rằng nướu của đ.ứa t.rẻ đã bị biến dạng, khiến lúc nào trẻ cũng chu mỏ và thủ phạm chính là do ngậm núm vú giả quá nhiều, hầu như ngậm suốt cả ngày.
Lúc này, cô Hồ vô cùng hối hận, con gái bị dị tật nướu răng thì cô lại cho rằng con dễ thương. Cô thầm cảm ơn mẹ chồng đã đến thăm cháu gái, sớm nhận ra biểu hiện bất thường của cháu, bằng không sau này chỉnh sửa rất khó, ảnh hưởng đến trẻ cả đời.
Trên thực tế, các gia đình có t.rẻ e.m hiện nay không xa lạ gì với núm vú giả. Nó có thể đáp ứng nhu cầu bú của trẻ, mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và đạt được hiệu quả nhanh chóng khi dỗ dành trẻ. Núm vú tuy dễ sử dụng nhưng nếu cha mẹ quá ỷ lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Vậy, trẻ dùng núm vú giả quá nhiều sẽ gặp bất lợi gì?
1. Dễ sinh ra lệ thuộc
Nếu mẹ thường xuyên cho bé ngậm núm vú giả để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn thì bé sẽ bị phụ thuộc vào núm vú giả. Trong trường hợp không có núm vú giả, bé sẽ quấy khóc không chịu đi ngủ. Có bé còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào việc.
2. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, giun sán xung quanh xung ta, luôn chờ đợi thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể. Và núm vú giả là 1 trong những công cụ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ vệ sinh núm vú giả không sạch hoặc trong quá trình ngậm núm giả, bé không may làm rớt núm xuống đất, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, núm vú giả mà trẻ nhỏ ngậm là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn và nấm. Các loại vi khuẩn tiềm ẩn ở đó cũng khá đa dạng, từ tụ cầu khuẩn Staphylococcus và vi khuẩn gây viêm phổi Klebsiella cho đến nấm.
3. Ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của răng và hàm
Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng t.uổi. Vì vậy, nếu cho bé ngậm núm vú giả trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo hàm và vị trí mọc răng của trẻ. Cũng giống như mút ngón cái, thói quen dùng núm giả thường xuyên có thể khiến hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau.
70% cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây trong cách chăm sóc con nhỏ
Các bậc làm cha làm mẹ có nhiều sai lầm phổ biến trong quá trình chăm con nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
Thắt dây an toàn
Số ít bậc làm cha, làm mẹ chú ý kiểm tra con thắt dây an toàn như thế nào. Điều này thực chất rất nguy hiểm. Nếu thắt dây an toàn bằng đai năm điểm, kẹp nối giữa các đai phải nằm giữa ngực bé. Nếu bé lớn và có thể thắt dây an toàn bình thường thì dây phải vòng qua vai chứ không phải qua nách hay đi dọc theo cổ.
Cắt móng tay, móng chân quá sát
Bạn có biết, nhiều người lớn lên bị móng quặp là do sai lầm từ ngày bé mà ra. Bố mẹ cắt móng tay, móng chân của con quá sát không hề tốt. Thay vào đó, hãy cắt móng hơi tròn, không cắt sát.
Để bé ngồi trên ô tô quá lâu
Khi di chuyển đường dài, nếu cho các bé ngồi ô tô quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến bé. Các bác sĩ nha khoa cho biết, cơ cổ của trẻ nhỏ chưa chắc, đường hô hấp còn yếu. Chính vì thế, nếu nghiêng đầu quá lâu bé có thể ngạt thở. Mặc dù có sử dụng ghế ô tô cho trẻ nhỏ thì điều này vẫn không tốt một chút nào.
Địu con trong tư thế đứng
Nhiều người vì để không phải bế bé bằng tay thường địu hoặc dùng xe đẩy. Tuy nhiên, trên thực tế thiết bị địu có thể gây hại cho bé nếu không dùng đúng cách. Trong tư thế địu đứng, áp lực dồn vào mông và khớp háng, khiến địa đệm bị phẳng. Việc này có thể sẽ khiến con bạn gặp phải các rối loạn nghiêm trọng hoặc có vấn đề về xương chậu.
Ép con ăn
Không phải cứ ăn nhiều là tốt, là khỏe mạnh. Hãy để trẻ biết đói và đòi ăn. Nếu không thấy thèm ăn, có thể bé bị viêm dạ dày, amidan mở rộng, u tuyến phì đại hoặc khó tiêu. Trong một số trường hợp, trẻ không ăn vì bị kích động khi đi dạo hoặc giải phóng nhiều năng lượng thần kinh khiến khó tiêu. Cách nhanh chóng giúp con thoát chứng khó tiêu là hạn chế ăn.
Núm giả không tốt?
Nhiều phụ huynh cho rằng việc để trẻ dùng núm vú giả không hề tốt vì có thể làm sai lệch răng, gây một số bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, theo y học thì núm vú giả lại là thứ giúp bé thỏa mãn phản xạ mút. Cùng với đó, nó còn làm giảm nguy cơ bé đưa các vật bẩn, nguy hiểm vào miệng.
Nghĩ con chỉ có một thóp
Cha mẹ biết rằng trên đầu con có một điểm yếu, thường được gọi là thóp. Đáng nói, thóp của trẻ không chỉ có 1 mà đến 6 điểm. 4 cái nhỏ đã được đóng trước khi sinh hoặc trong 3 ngày đầu sau khi ra đời. Khi bé chào đời, có 2 điểm mềm mở (thóp) là trán và chẩm. Đây là 2 thóp quan trọng cần phải đặc biệt cẩn thận. Ngoài ra, khi chải đầu, lau khô bằng khăn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến thóp.
Không đến gần, tiếp xúc với động vật
Vì lo sợ động vật chứa những nguồn bệnh nguy hiểm mà nhiều bố mẹ không cho con đến gần. Tuy nhiên, thực tế là nếu muốn tăng hệ miễn dịch cho con thì bố mẹ nên nuôi một chú chó. Những bụi bẩn mà chó mang vào nhà, để trẻ tiếp xúc sẽ hình thành nên khả năng miễn dịch.
Sát trùng bằng iốt
Iốt là thứ nhiều bệnh viện dùng để sát trùng vết thương bị bỏng. Dù vậy, các chuyên gia lại khuyên bố mẹ nên dùng thuốc sát trùng nhẹ chứa iốt để tránh làm bỏng da con nhỏ. Quan trọng là không bao giờ được bôi iốt lên nơi xỏ lỗ tai vì nó có thể gây ra phản ứng với kim loại.
Xốc nách hoặc nắm tay khi bế con lên
Bạn có biết bộ máy dây chằng của con rất yếu, những trò chơi như vậy hoàn toàn có thể khiến bé bị lệch đầu hướng tâm, hạn chế khả năng vận động khớp. Sau này khi lớn lên, vai của con có thể bị nâng gồ lên.
Chỉ nha khoa chỉ dành cho người lớn
Điều này hoàn toàn sai. Trẻ nhỏ được vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa từ sớm sẽ có hàm răng chắc khỏe hơn. Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch kẽ răng, khu vực gần nướu của bé./.