Chuyển động của thai nhi là biểu tượng của sự sống, sức sống và tình trạng của bé trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của những chuyển động này chính là sự phản hồi của em bé muốn thông báo với mẹ bầu: “Con đang ổn”.
Chuyển động của thai nhi bắt đầu khi nào?
Thông thường từ khoảng tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những chuyển động của em bé trong bụng. Tuy nhiên, vì những chuyển động này còn khá nhẹ nên không phải người mẹ nào cũng dễ dàng nhận thấy. Những chuyển động này chỉ thực sự rõ ràng sau 20 tuần thai, lúc này em bé trong bụng sẽ duỗi tay, đá, xoay người, đạp chân vào thành tử cung. Các chuyển động này sẽ ngày càng tăng dần về độ mạnh và nhiều hơn theo tuần thai.
Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động (ảnh minh họa)
Từ tuần thứ 28-38 của thai kỳ, vì tử cung khá rộng rãi nên thai nhi có nhiều không gian để chơi đùa và chuyển động. Đây cũng là giai đoạn thai nhi chuyển động mạnh mẽ nhất. Đến những tuần cuối như 39-40 tuần thai, khi đầu em bé đã quay xuống và lọt vào khung xương chậu, số lượng chuyển động của thai nhi sẽ giảm đi đáng kể, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Làm thế nào để đếm chuyển động của thai nhi chính xác nhất?
Chuyển động của thai nhi không chỉ là sợi dây gắn kết giữa mẹ bầu và em bé trong bụng mà đây còn là phương pháp lâu đời, được sử dụng phổ biến nhất để đ.ánh giá sức khỏe thai nhi. Khi chuyển động của thai nhi giảm hoặc quá thường xuyên thì người mẹ cần theo dõi cẩn thận bởi chuyển động bất thường đôi khi là dấu hiệu thai nhi đang gặp phải vấn đề nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Chính vì vậy việc chú trọng theo dõi những chuyển động của em bé là vô cùng quan trọng.
Thông thường từ tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ cần phải đếm số lượng chuyển động của thai nhi mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:
– Mỗi buổi sáng, trưa, tối, mẹ nên dành thời gian đếm cử động của bé sau mỗi bữa ăn vì mức đường huyết sau bữa ăn cao, thai nhi cũng sẽ tràn đầy năng lượng và hoạt động nhiều hơn. Thời gian đếm tốt nhất là từ 8-9h, 13-14h và 20-21h.
– Khi đếm chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi yên hoặc nằm nghiêng, đếm trong vòng 1 giờ mỗi lần, sau đó nhân số lần chuyển động của 3 lần với 4 giờ sẽ được tổng cộng số chuyển động của bé trong 12 giờ.
Thai nhi nấc có được tính là chuyển động không?
Nấc không được coi là chuyển động của thai nhi. Nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.
Tần suất của hiện tượng này thường là 15-30 phút một lần, thời lượng mỗi lần từ 3-15 phút và 3-5 lần mỗi ngày.
Từ tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.
Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.
Theo phunuvietnam
Tất tần tật những điều bà bầu cần nắm rõ trong 3 tháng cuối thai kỳ để ‘mẹ tròn con vuông’
Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu sẽ thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, khó thở, khó ngủ… Nhưng mẹ hãy cố gắng thư giãn, để con yêu ra đời được khỏe mạnh nhất.
Mang thai từ tuần thứ 28 đến tuần 29
Tuần thai thứ 28 (tương đương 26 tuần sau thụ tinh) và 29 (tương đương 27 tuần sau thụ tinh) của tam cá nguyệt thứ ba mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể tự điều khiển các cử động thở và điều hòa thân nhiệt. Khi thai nhi được 28 tuần có chiểu dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Đặc biệt tuần thứ 29, thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.
Mẹ bầu nên trang bị những kiến thức t.iền sản để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Vào thời điểm này, mẹ có thể cảm thấy như em bé đang chống lại tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đó là bởi, tử cung của thai phụ đang phải nâng đỡ cơ hoành, dạ dày, gan và ruột. Một số chị em có thể phải ngừng làm việc trong khoảng thời gian này bởi họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi.
Mang thai tuần 30
Khi thai nhi được 30 tuần t.uổi, em bé có thể mở to mắt; đồng thời tóc của con cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này; tủy xương bắt đầu sản sinh hồng cầu. Thai nhi 30 tuần t.uổi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g.
Mang thai tuần thứ 30, hormone gia tăng nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng. Điều này kết hợp với việc tăng cân của thai nhi gây ra chứng đau lưng ở mẹ bầu. Do đó, chị em mang bầu thời gian này hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, khi ngồi có thể kê cao chân và đệm gối sau lưng. Đặc biệt mẹ bầu nên hạn chế mang giày, dép cao gót.
Mang thai tuần 31
Tuần thứ 31 của thai kỳ, đa phần thai nhi đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu. Kích thước của bé lúc này có thể nặng 1,5 kg và dài hơn 40cm tính từ đầu tới gót chân.
Chị em mang thai tuần thứ 31 có cảm giác cơ tử cung thỉnh thoảng siết chặt, đó có thể là cơn gò co thắt xảy ra trong khoảng nửa sau của kỳ mang thai. Thời gian này, tuyến sữa trong ngực mẹ cũng bắt đầu hoạt động để tạo sữa non, cung cấp calo và dinh dưỡng trong vài ngày đầu tiên trước khi mẹ có sữa.
Vào tuần thứ 31, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng giúp ích cho Sức Khỏe, tuy nhiên không nên đi quá xa hoặc mang theo vật nặng.
Mang thai 32 tuần
Tuần thứ 32 của thai kỳ, móng chân của bé được hình thành và những lớn lông tơ mềm trên người thai nhi bắt đầu rụng dần. Vào thời gian này, bé có thể nặng khoảng 1700 g và dài khoảng 280 mm. Thai nhi 32 tuần t.uổi có thể sống khỏe mạnh bên ngoài tử cung nếu người mẹ không may sinh non.
Vào tuần 32, chất lỏng màu vàng rỉ ra đầu vú đó là sữa non
Giai đoạn này, hoạt động của tử cung đẩy lên gần cơ hoành cộng với diện tích trong bụng mẹ ngày một chật chội có thể khiến mẹ bầu khó thở và ợ nóng. Để khắc phục điều này, chị em có thể tựa gối cao khi ngủ và chia thành các bữa ăn nhỏ, ăn thường xuyên.
Mang thai 33 tuần
Khi thai nhi được 33 tuần t.uổi, mẹ sẽ cảm nhận được nhiều hơn những cử động của thai nhi, thậm chí là những cú đạp. Mẹ có thể cảm nhận được cả sự khác biệt giữa bàn chân, đầu gối… của bé. Thai nhi lúc này nặng khoảng 1,8 kg và dài khoảng 43cm. Chất béo sẽ tiếp tục được tích tụ trong cơ thể thai nhi giúp bảo vệ và giữ ấm.
Mang thai đến tuần thứ 33 mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt. Cũng giống như nhiều mô khác trong cơ thể, các mô trong cổ tay của mẹ bầu có thể giữ nước và tăng áp lực trong ống cổ tay.
Mang thai 34 tuần
Kích thước thai nhi 34 tuần t.uổi nặng khoảng 2,15kg và dài gần 46 cm. Thai nhi thời điểm này có thể nhận biết sáng, tối và làn da trở nên mịn màng, ít nhăn hơn.
Khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra mức độ hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thời điểm này, mẹ bầu bị phù bàn chân và mắt cá chân, hãy nâng cao chân khi nghỉ ngơi. Mẹ bầu cũng tránh nằm ngửa, bởi tư thế này trọng lượng của em bé và tử cung gây áp lực lên mạch m.áu có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu.
Mang thai 35 tuần
Tuần thứ 35, thai nhi nặng khoảng 2,38 kg và dài khoảng 46 cm, kích thước này thai nhi sẽ còn ít không gian để di chuyển và cử động, nhưng nếu có đạp sẽ rất mạnh.
Việc tử cung phình to sẽ chèn ép lên các cơ quan nội tạng, đặc biệt là bàng quang, đó là lý do tại sao mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Mang thai 36 tuần
Thai nhi 36 tuần t.uổi nặng gần 2,7kg và dài khoảng 47 cm. Các xương mà sau này sẽ tạo nên hộp sọ của bé giờ đây đang di chuyển và chồng chéo lên nhau, trong khi đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ. Đó là lý do, khi mới sinh, đầu con có thể méo nhưng vài giờ hoặc vài ngày sau, sẽ tự động trở về hình tròn.
Mẹ bầu không nên quá lo lắng về thời điểm chuyển dạ
Giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy gia tăng áp lực ở bụng dưới. Cộng với việc tiêu hóa khó khăn hơn, nên chia nhỏ lượng thức ăn mỗi bữa.
Mang thai 37 tuần
Thai nhi 37 tuần t.uổi nặng khoảng 2,85kg và dài khoảng 48cm. Thai nhi đã phát triển đến độ các ngón tay có thể nắm bắt. Khi thấy ánh sáng, bé có thể quay mặt về phía của tử cung.
Khi sắp chuyển dạ, lớp nhầy niêm mạc tử cung sẽ được đào thải ra ngoài.
Mang thai 38 tuần
Bé yêu lúc này có thể nặng gần 3,2 kg và dài hơn 45cm. Có thể tốc độ tăng trưởng của bé chậm hơn, các tế bào từ ruột, tế bào da c.hết và lông tơ góp phần tạo ra chất thải màu xanh đen của bé.
Bé nằm ở khung xương chậu và ép lên bàng quang nên mẹ cảm giác buồn đi vệ sinh nhiều hơn.
Mang thai 39 tuần
Thai nhi 39 tuần t.uổi nặng khoảng 3,3 kg và dài khoảng 50 cm. Cơ thể mẹ cung cấp cho bé các kháng thể thông qua nhau thai và sẽ giúp hệ miễn dịch của bé chống lại n.hiễm t.rùng trong 6-12 tháng đầu đời.
Mẹ bầu sẽ phải chịu đựng nhiều hơn các cơn chuyển dạ giả. Bên cạnh đó, hiện tượng vỡ nước ối cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mang thai 40 tuần
Thai nhi 40 tuần t.uổi trung bình nặng khoảng 3,4 kg và dài khoảng 50,8cm. Bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian dự kiến sinh. Mẹ cần có tâm lý thoải mái, đi lại nhẹ nhàng giúp quá trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi hơn.
Theo baosuckhoecongdong.vn