Biến vi khuẩn trở thành “đội quân” chống ung thư, tại sao không?

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Texas và Đại học Chicago vừa phát hiện khả năng sinh sôi ngay trong tế bào ung thư của một loại vi khuẩn đường ruột.

Theo thông tin được công bố trên tạp chí khoa học Experimental Medicine, việc sử dụng loại vi khuẩn mang tên bifidus cho các bệnh nhân ung thư, có thể giúp tăng cường đáp ứng của họ với liệu pháp miễn dịch kháng CD47.

CD47 là một loại protein biểu hiện trên bề mặt của nhiều loại tế bào ung thư khác nhau. Ức chế được loại protein này sẽ cho phép hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công và t.iêu d.iệt khối u. Các loại kháng thể nhắm đến CD47 hiện đang được thử nghiệm, như một phương pháp điều trị dành cho nhiều loại ung thư. Tuy nhiên các kết quả thử nghiệm trên chuột ở thời điểm hiện tại lại cho kết quả chưa đồng nhất: Một số chú chuột đáp ứng với liệu pháp kháng CD47, trong khi một số khác lại không.

bien vi khuan tro thanh doi quan chong ung thu tai sao khong c47 4753906

Điều may mắn là vấn đề này có lẽ sẽ sớm được giải quyết, khi nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi TS Yang-Xin Fu và TS Ralph R. Weichselbaum đã phát hiện ra rằng, việc đáp ứng với liệu pháp kháng CD47 phụ thuộc vào một loại vi khuẩn thường sống trong đường ruột của động vật.

Cụ thể, trong nghiên cứu của mình, họ đã ghi nhận được kết quả: Những chú chuột ung thư bình thường vẫn đáp ứng với liệu pháp kháng CD47, sẽ mất đi khả năng đáp ứng này nếu vi khuẩn đường ruột của chúng bị t.iêu d.iệt, bởi các loại kháng sinh mà nhóm tác giả sử dụng.

Ngược lại liệu pháp kháng CD47 lại trở nên hiệu quả ở những chú chuột vốn không đáp ứng với liệu pháp này, nếu chúng được bổ sung vi khuẩn bifidus (một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường tiêu hóa của chuột và cả con người trong tình trạng khỏe mạnh). Trong các nghiên cứu trước đây, vi khuẩn bifidus cũng được chứng minh là có lợi với những người mắc bệnh viêm loét đại tràng.

bien vi khuan tro thanh doi quan chong ung thu tai sao khong 236 4753906

Về cơ chế tăng cường đáp ứng với liệu pháp miễn dịch của vi khuẩn bifidus, nhóm tác giả giải thích rằng, loại vi khuẩn này không chỉ sinh sôi trong đường ruột, mà nó còn có thể thâm nhập vào trong khối u ung thư và phát triển tại đây. Trong môi trường mới này, vi khuẩn bifidus còn kích hoạt các đường truyền tín hiệu miễn dịch, từ đó hoạt hóa các tế bào miễn dịch. Khi được kết hợp cùng liệu pháp kháng CD47, đội quân miễn dịch này sẽ tấn công và t.iêu d.iệt các khối u ở xung quanh chúng.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, một thành viên của hệ vi sinh đường ruột, bằng cách xâm chiếm khối u, có thể làm tăng hiệu quả chống ung thư của liệu pháp kháng CD47. Lợi dụng loại vi khuẩn này, chúng ta có thể phát triển một liệu pháp miễn dịch hiệu quả để chống lại căn bệnh ung thư” – TS Yang-Xin Fu nhấn mạnh.

Minh Nhật (MedicalXpress/dantri.com.vn)

Phát hiện virus khiến trẻ nhỏ viêm tủy cấp

MỸ – Các nhà khoa học đã tìm ra loại virus có khả năng gây bệnh viêm tủy cấp ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm tủy cấp (AFM) là bệnh hiếm gặp ở t.rẻ e.m, có thể do virus, triệu chứng tương tự với bại liệt.

Các nhà khoa học sử dụng công cụ VirScan để kiểm tra dịch tủy sống của 42 bệnh nhân viêm tủy cấp và tìm ra phản ứng miễn dịch với vi khuẩn đường ruột cùng hàng nghìn loại vi khuẩn khác. Kháng thể đối với các chủng vi khuẩn đường ruột D68 và A71 cũng được tìm thấy ở 70% bệnh nhân.

phat hien virus khien tre nho viem tuy cap db8dca

Bệnh viêm tủy cấp là nguyên nhân gây ra hơn 560 trường hợp bại liệt ở trẻ nhỏ tại Mỹ kể từ năm 2014 đến nay. Ảnh: CNN

Theo tiến sĩ Ryan Schubert, Đại học California, ở bệnh nhân viêm tủy cấp, các tế bào miễn dịch tạo ra kháng thể di chuyển đến vùng n.hiễm t.rùng tủy. Việc tìm thấy kháng thể chống lại vi khuẩn đường ruột D68 và A71 trong dịch tủy sống của bệnh nhân cho thấy có sự xâm nhập của virus.

Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây ra 10-15 triệu ca n.hiễm t.rùng một năm, theo báo cáo của Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Triệu chứng thông thường là sốt, sổ mũi và đau nhức xương khớp.

Hơn 560 t.rẻ e.m Mỹ bị bại liệt do viêm tủy cấp, kể từ năm 2014 đến nay. Việc tìm ra virus gây bệnh là bước đầu tiên giúp các nhà khoa học nghiên cứu ra loại vắcxin thích hợp.

Thục Linh

Theo CNN/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *