Hợp chất fucoxanthin được tìm thấy trong tảo nâu mới đây được các nhà khoa học trong dự án GENIALG (do Liên minh Châu Âu tài trợ), phát hiện có thể giúp điều trị ung thư não.
Fucoxanthin là một loại sắc tố carotenoid được tìm thấy trong tảo nâu; là một hợp chất hoạt tính sinh học trước đây được tìm thấy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chống oxy hóa, chống khối u và chống béo phì…
Và giờ đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, fucoxanthin không chỉ tự ức chế sự phát triển của tế bào ung thư mà còn tăng cường hiệu quả của một số loại dược phẩm (chống tăng sinh) khác.
Điều này có nghĩa là việc điều trị các tế bào ung thư não ở người bằng sự kết hợp của dược phẩm và một sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển có thể cung cấp một lựa chọn điều trị mới, hiệu quả hơn để chống lại căn bệnh phức tạp này trong một số điều kiện nhất định.
Hợp chất này có thể cung cấp một phương pháp điều trị hiệu quả chống lại u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (GBM), dạng u não phổ biến và phát triển nhanh, với tỷ lệ mắc hàng năm từ 3 đến 4 trường hợp trên 100.000 người ở Châu Âu. Căn bệnh này vẫn không thể chữa khỏi và tỷ lệ sống sót trung bình của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán là 12 tháng.
Tìm ra cách ức chế loại ung thư nguy hiểm nhất ở t.rẻ e.m
Ung thư não là dạng ung thư ở t.rẻ e.m nguy hiểm nhất. Bệnh diễn tiến nhanh, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân thấp và các phương pháp điều trị cũng rất hạn chế.
Ung thư não là loại ung thư nguy hiểm bậc nhất ở t.rẻ e.m. Ảnh minh họa
Sau khi khám phá cách đoạn gen đặc biệt đẩy nhanh sự phát triển của loại u não nguy hiểm ở t.rẻ e.m, một nhóm nghiên cứu đến từ Canada đã thành công trong việc ức chế khối u tương tự trên chuột. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Đại học Manitoba, và được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Theo các tác giả, ung thư não là dạng ung thư ở t.rẻ e.m nguy hiểm nhất. Bệnh diễn tiến nhanh, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân thấp và các phương pháp điều trị cũng rất hạn chế. Do đó, với nghiên cứu này nhóm tác giả kì vọng mở ra một cách tiếp cận mới trong điều trị ung thư não ở t.rẻ e.m, cụ thể là nhắm vào các tế bào gốc của ung thư, thứ được xem là gốc rễ của khối u.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, gen OTX2 hoạt động như 1 chiếc công tắc cho 1 loại ung thư ác tính ở t.rẻ e.m có tên là u nguyên bào tủy. U nguyên bào tủy là một khối u nguyên phát ở hệ thống thần kinh trung ương. Khối u phát triển từ não hoặc tủy sống; là khối u ác tính, phát triển và tái phát nhanh. U nguyên bào tủy phổ biến ở t.rẻ e.m, chiếm khoảng 10-20% các khối u nguyên phát ở hệ thần kinh trung ương và khoảng 40% trong số các khối u ở hố sọ sau.
” Gen OTX2 có khả năng hỗ trợ vĩnh viễn cho khối u và đây là 1 điều thực sự tồi tệ. Sự trợ giúp này khiến u nguyên bào tủy trở nên khó điều trị hơn rất nhiều“, TS Tamra Werbowetski-Ogilvie, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Sau khi khám phá ra gen OTX2, nhóm tác giả đã thử nghiệm ức chế biểu hiện của gen này trên chuột, bằng các loại thuốc. Kết quả thu được đã cho thấy những tín hiệu rất khả quan. 30-40% số chuột được tiêm thuốc ức chế OTX2 đã tăng gấp đôi thời gian sống so với nhóm đối chứng. Với kết quả này, cho thấy thuốc ức chế OTX2 có thể làm chậm sự phát triển của một trong những loại ung thư ác tính nhất.
Cũng theo chuyên gia này, điểm đặc biệt của liệu pháp là thứ thuốc được sử dụng không gây tổn thương cho các tổ chức khỏe mạnh, từ đó giúp đảm bảo sự vận hành bình thường của chức năng não, cũng như hạn chế tác dụng phụ lên hệ thần kinh của trẻ, vốn đang trong giai đoạn phát triển.
” Hạn chế các tác dụng phụ của điều trị ung thư là hết sức quan trọng, đặc biệt là với các bệnh nhi. Ở thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị phổ biến cho u nguyên bào tủy vẫn là xạ trị, vốn là phương pháp gây ra nhiều thương tổn lên các tế bào khỏe mạnh ở khu vực xung quanh khối u“, TS Tamra Werbowetski-Ogilvie nhấn mạnh.
TS Tamra Werbowetski-Ogilvie cho biết thêm, sau khi hoàn thành nghiên cứu này, ở bước tiếp theo ông và cộng sự sẽ tìm kiếm các loại thuốc khác có khả năng ức chế OTX2 để kết hợp với loại thuốc sẵn có.