Nói đến ẩm thực Ấn Độ thì khó có thể bỏ qua tỏi.
Ăn vài tép tỏi vào buổi sáng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều cần thiết khi thời tiết vào mùa đông – SHUTTERSTOCK
Tỏi thuộc họ Allium (hành), loại rau củ được sử dụng rộng rãi để tăng thêm hương vị cho món ăn, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng chủ yếu là do sự hiện diện của các hợp chất organosulfur bao gồm allicin và ajoene.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi không chỉ giới hạn trong việc nấu ăn mà còn được sử dụng như một loại thuốc qua lịch sử cổ đại và hiện đại. Tỏi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chống lại các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, ho, huyết áp cao, viêm khớp, đau răng, táo bón và n.hiễm t.rùng.
Một trong những cách phổ biến nhất để tiêu thụ tỏi có lợi cho sức khỏe là ăn khi bụng đói vào buổi sáng. Thực hành này đã được Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) chứng minh từ lâu. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên thử biện pháp khắc phục tại nhà này ít nhất một lần, theo Times of India.
Cách tốt nhất để ăn tỏi
Lấy hai tép tỏi, bóc vỏ và giã nát trong cối. Ăn tỏi khi bụng đói vào buổi sáng và uống một ly nước sau đó.
Lời cảnh báo
Không ăn quá 2 tép tỏi khi bụng đói và nếu bạn cảm thấy muốn nôn, buồn nôn và táo bón thì nên tránh ăn tỏi vào buổi sáng.
Phụ nữ có thai, t.rẻ e.m, người bị rối loạn c.hảy m.áu, tiểu đường, huyết áp thấp và phụ nữ đang cho con bú không nên thử phương pháp điều trị tại nhà này, theo Times of India.
Lợi ích sức khỏe của tỏi
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là do các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai – SHUTTERSTOCK
Ăn tỏi sống có thể dẫn đến hôi miệng và cảm giác nóng rát. Nhưng bạn có thể tăng cường hệ thống bảo vệ tự nhiên của mình với nó. Loại gia vị phổ biến này có hàm lượng calo thấp và giàu vitamin C, vitamin B6 và mangan.
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là do các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất này đi vào cơ thể từ đường tiêu hóa và đi đến khắp cơ thể, nơi nó phát huy tác dụng sinh học.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn vài tép tỏi vào buổi sáng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều cần thiết khi thời tiết vào mùa đông. Tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do và các mầm bệnh lạ gây bệnh. Tỏi nghiền có allicin, hoạt chất chính trong tỏi giúp cải thiện hệ thống phòng thủ bên trong của bạn.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Sức khỏe đường ruột tốt và giảm cân có mối liên hệ với nhau. Không có gì tốt hơn tỏi để cải thiện số lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn. Đường ruột khỏe mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình giảm cân và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến dạ dày như tiêu chảy và táo bón.
Giải độc cơ thể
Tiêu thụ tỏi sống tốt hơn nhiều so với nước ép giải độc để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Hợp chất sulfhydryl trong tỏi có thể loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa các bệnh như sốt phát ban, tiểu đường, trầm cảm và một số loại ung thư.
Làm cho làn da của bạn trông đẹp hơn
Da khô và ngứa thường gặp vào mùa đông. Một cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da là ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói. Ăn tỏi mỗi ngày vào buổi sáng để có làn da sáng mịn.
Điều chỉnh huyết áp
Tỏi sống cũng có thể giúp chống lại các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Sự hiện diện của các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, trong tỏi có thể giúp giữ huyết áp của bạn ở mức ổn định.
6 loại rau quả chứa không ít muối nhưng có thể ăn thoải mái không lo hại thận
Ăn quá nhiều muối có thể gây hại thận, tăng huyết áp,… nhưng nếu không ăn đủ cũng gây bất lợi cho sức khỏe. Có những loại rau quả vừa cung cấp cho bạn muối lại vẫn đảm bảo không gây hại.
Muối là một loại gia vị tương đối phổ biến. Thức dậy vào buổi sáng với một ly nước muối loãng có thể làm sạch dạ dày và ruột, giảm nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch của con người. Súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa đau răng, ngăn ngừa sâu răng. Khi nấu ăn, thêm muối vào món ăn cũng làm tăng thêm hương vị và tăng sự thèm ăn của mọi người. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều muối bởi nếu ăn quá nhiều sẽ bị huyết áp cao, hại thận,…
Nếu là một người thích ăn mặn nhưng lại lo sợ về việc ăn quá nhiều muối, bạn có thể lựa chọn 6 loại rau quả chứa một lượng natri (thành phần chính trong muối) vừa đủ giúp bạn thoải mái ăn mà không lo cơ thể bị hấp thụ quá nhiều. Lưu ý nên hạn chế nêm thêm muối khi nấu những loại rau này để không bị quá nhiều.
1. Cần tây
Cần tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích và đặc biệt các chị em còn dùng cần tây làm nước ép để giảm cân, đẹp da. Cần tây giàu chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, khoáng chất và đa vitamin.
Tuy nhiên, cần tây thực sự là một loại rau có hàm lượng “natri cao”. Hàm lượng natri trong 0,5kg cần tây tương đương với khoảng 2g muối, bằng 1/3 tiêu chuẩn ăn uống lành mạnh. Do đó, nên ăn cần tây với lượng vừa phải và không nên nêm nếm nhiều gia vị khi chế biến cần tây nếu không sẽ khiến lượng natri đi vào cơ thể quá cao không có lợi cho sự ổn định của huyết áp.
2. Củ dền
Củ dền hay còn gọi là củ cải đường, mỗi củ có khoảng 65 miligam natri. Loại rau củ này có thể trở thành chất thay thế muối yêu thích của bạn.
Nhờ tác dụng giảm huyết áp cao và chức năng hạ cholesterol nên củ dền cũng góp phần ngăn ngừa chứng đau tim và đột quỵ, bảo vệ hiệu quả cho hệ tim mạch. Cải thiện chứng thiếu m.áu: hàm lượng chất sắt cao trong củ dền sẽ giúp tái tạo và tái kích thích tế bào m.áu và cung cấp oxy cho cơ thể.
3. Rau chân vịt
Một chén rau chân vịt chứa 125mg natri. Vì vậy, trong thực đơn buổi chiều hãy ăn món rau này để hạn chế việc nêm muối. Bạn cũng có thể cho rau chân vịt vào món sa lát thay rau diếp.
Theo Đông y, rau chân vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trường vị, có khả năng làm sáng mắt, chữa bệnh quáng gà, phòng nhiệt miệng, viêm lợi, các bệnh đái tháo đường, trĩ và viêm bao t.inh h.oàn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt có tác dụng bổ huyết, tốt cho người thiếu m.áu, thiếu sắt, tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn rau chân vịt thường xuyên làm giảm biến chứng đái tháo đường, ung thư tuyến t.iền liệt, hạn chế béo phì, bảo vệ tim mạch và phòng chống các bệnh về mắt.
4. Dưa lưới
Loại quả ngọt này có 130mg natri trên mỗi quả dưa lớn, khoảng 25mg natri mỗi cốc dưa. Nó rất thích hợp để trở thành bữa ăn nhẹ với hàm lượng natri thấp giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn khi bạn lên cơn nghiện đồ ăn mặn.
Dưa lưới là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B, carotene, sắt, canxi, kali, natri, magiê… Vì thế, nó có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp với những người thiếu m.áu, sức yếu do ốm dậy…
Tuy nhiên, phần cùi của dưa lưới có chứa đường và tinh bột tương đối cao nên không thể xem dưa vàng như loại đồ ăn nhẹ. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường, béo phì… nên hạn chế ăn.
5. Cà rốt
Cà rốt là loại thực phẩm phổ biến được rất nhiều người thích ăn. Với hương vị ngon và dinh dưỡng phong phú, cà rốt rất có lợi đối với sức khỏe của con người. Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên, huyết áp của họ sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát.
6. Ớt chuông
Trong các thực phẩm tốt cho người thận yếu, đầu tiên phải kể đến là ớt chuông. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin A, C, vitamin B6, chất xơ và hàm lượng natri, kali đáng kể. Đặc biệt, trong ớt chuông có một thành phần cực kỳ quan trọng đó là chất lycopene – Là chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Do vậy, người bị thận yếu nên bổ sung nhiều ớt chuông trong bữa ăn hằng ngày để đạt hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh.
Một số loại rau có hàm lượng natri thấp khác khá an toàn để ăn như:
Những loại rau có hàm lượng natri khoảng 35 miligam natri:
– Bắp cải xanh và tím
– Súp lơ
– Lá rau diếp
– Nấm
– Hành
– Cà chua