Theo Bộ Y tế, người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Ảnh minh họa: Internet
Để cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc và ký túc xá của người lao động, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) đã xây dựng Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động
Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Chi đạo các cơ sở lao động trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn.
Phạm vi áp dụng của hướng dẫn này: Nơi làm việc bao gồm cơ sở lao động, văn phòng, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng); Ký túc xá hoặc nơi lưu trú tập trung cho người lao động sau đây gọi là ký túc xá.
Đối tượng áp dụng: Người lao động, người sử dụng lao động và ban quản lý ký túc xá; Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.
Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ người làm công tác y tế/cơ quan y tế địa phương.
Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác. Ảnh minh họa: Internet
Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác.
Ngoài các khuyến cáo ở trên, người lao động động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cần lưu ý:
Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.
Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi.
Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: Người lao động tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 2 lần một ngày.
Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở người lao động phải cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và cách ly chặt chẽ tại cơ sở y tế.
Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.
HÒA THUẬN
Theo T.iền phong
Nấm phổi do Aspergillus: Nhiều quốc gia không đủ nguồn lực để chẩn đoán và điều trị
Bệnh phổi do nấm Aspergillus gây ra 3 nhóm bệnh: Nấm phổi xâm lấn, nấm phổi mạn tính và dị ứng phế quản phổi do nấm. Bệnh ít gặp ở người bình thường có sức đề kháng tốt, nhưng với những người bị suy giảm miễn dịch thì nấm Aspergillus phát triển và gây bệnh. Đáng lo ngại, nhiều quốc gia chưa đủ nguồn lực để chẩn đoán và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Bệnh viện Phổi Trung ương: Nấm Aspergillus là 1 trong 3 loại nấm gây nên bệnh nấm phổi thường gặp, trong đó nấm Aspergillus là loại nấm phổ biến nhất, có kích thước 2- 3m. Loại nấm này có cả trong nhà và môi trường bên ngoài. Thông thường, mỗi ngày mỗi người hít 100 bào tử nấm.
Nấm phổi căn bệnh nguy hiểm nhưng ít người biết (Ảnh minh họa).
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh phổi do nấm Aspergillus là 14,6 triệu ca/năm, tỷ lệ t.ử v.ong là 1,6 triệu ca/năm. Đáng lo ngại, đây là một căn bệnh nguy hiểm ít người biết. Và nhiều quốc gia chưa đủ nguồn lực để chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có báo cáo số liệu cụ thể. Tuy nhiên theo ước tính, Việt Nam đứng đầu về số ca mắc nấm phổi xâm lấn (ước tính 14.523 ca/năm). Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm mạn tính thứ 5 trên thế giới (ước tính 55.509 ca).
Nhằm mục đích cảnh báo tình hình bệnh nấm do Aspergillus trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và người bệnh về bệnh nấm phổi do Aspergillus; nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh nấm phổi do Aspergillus, sáng 19/2, Bệnh viện Phổi Trung ương và Hội Phổi Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học chào mừng ngày Thế giới phòng chống bệnh nấm do Aspergillus, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y tế trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, các báo cáo viên là các chuyên gia y tế sẽ trình bày nhiều báo cáo khoa học như: Tổng quan về nấm Aspergillosis và tình hình kháng thuốc kháng nấm Aspergillus; Gánh nặng bệnh Aspergillosis, mối liên quan với bệnh lao và cộng đồng; Nấm phổi xâm lấn ở bệnh nhân mắc bệnh m.áu ác tính; Điều trị ngoại khoa nấm phổi…
Minh Khuê
Theo laodongthudo