Thói quen đ.ánh răng 3 lần/ngày giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, theo nghiên cứu khoa học mới công bố.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học, thuộc Bệnh viện Seoul và Đại học Phụ nữ Ewha ở Hàn Quốc, đã tiến hành theo dõi thói quen vệ sinh răng miệng của gần 190.000 ở Hàn Quốc trong thời gian từ năm 2003 đến 2006.
Những người tham gia nghiên cứu tự báo cáo họ đ.ánh răng bao nhiêu lần một ngày. Lịch sử y khoa và các chỉ số về vệ sinh răng miệng của họ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia ở Hàn Quốc để theo dõi.
Kết quả cho thấy 17% số người tham gia nghiên cứu được phát hiện mắc bệnh quanh răng hay viêm lợi. Trung bình 10 năm sau đó, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở những người này là 9%.
Những người bị rụng ít nhất 15 chiếc răng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là 21%. Nhưng các nhà khoa học cũng nhận thấy những người đ.ánh răng 3 lần/ngày hay nhiều hơn nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường giảm 8%.
Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra sự khác nhau giữa các nhóm t.uổi, họ phát hiện những người dưới 51 t.uổi càng đ.ánh răng nhiều lần càng ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Thói quen đ.ánh răng 3 lần/ngày giúp giảm 14% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, trong khi đ.ánh răng 2 lần/ngày có dụng giảm 10% nguy cơ mắc bệnh.
Theo Giao thông
Nguy cơ khi viêm lợi lúc mang bầu
Tôi 35 t.uổi, đang mang thai 20 tuần cháu thứ 2. Gần đây tôi thấy lợi hay ra m.áu và sưng, nhất là khi đ.ánh răng. Nhiều người nói tôi bị viêm lợi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách chữa?
Hoàng Thị Liên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Viêm lợi là khi lợi bị sưng đỏ, dễ ra m.áu, nhất là khi đ.ánh răng. Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Lợi bị sưng là do lượng m.áu dồn lên miệng tăng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn); Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và t.iền sản giật. Tuy nhiên, thực tế những biến chứng của thai kỳ không liên quan đến bệnh răng miệng. Dù vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai vẫn rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu (viêm quanh răng), khi đó sự viêm nhiễm sẽ đi qua lợi vào đến tận xương và các mô khác hỗ trợ xung quanh răng. Chính vì những nguy cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm lợi nên cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị triệt để. Nếu đã mắc viêm lợi, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
BS. Minh Châu
Theo SK&ĐS