Stress dường như đã trở thành vấn đề không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress nặng, bạn có thể phòng tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Stress có thể biểu hiện ra thành nhiều dấu hiệu sức khỏe đáng báo động cho cơ thể. Nhiều trường hợp bạn bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa khác nhau như táo bón, trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn…
Phản ứng stress sẽ gây áp lực, làm thay đổi hệ thống tiêu hóa do năng lượng bị chuyển sang để ứng phó với những tình huống căng thẳng. Khi stress trở nên quá trầm trọng hoặc xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ không thể phục hồi để hoạt động tối ưu. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, dẫn đến hàng loạt vấn đề như nóng rát kéo dài, buồn nôn, nôn nhiều lần hoặc thậm chí là hội chứng nôn mửa theo chu kỳ.
Các bệnh về da
Căng thẳng có thể dẫn tới bệnh vảy nến, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác. Các nhà khoa học tại Trường Y Lewis Katz thuộc Đại học Temple (LKSOM) đã tiến hành nghiên cứu giữa các sinh viên và nhận thấy có mối liên hệ giữa tình trạng căng thẳng tâm lý với các bệnh về da.
Dễ xúc động
Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, phần phần nguyên thủy não bộ của bạn sẽ chiếm ưu thế kiểm soát. Điều này khiến bản dễ bị xúc động và khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Chỉ cần một vài điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng khiến bạn ức chế, nổi cáu.
Mất tập trung
Khi căng thẳng, mọi thứ xung quanh bạn sẽ trở nên hỗn loạn. Nó khiến bạn lo lắng và khó tập trung hơn vào một vấn đề nhất định. Kết quả là bạn khó hoàn thành công việc dù là đơn giản nhất. Thậm chí căng thẳng còn ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin mà bạn vừa nghe hay đọc được.
Rụng tóc
Ở vào trạng thái bình thường, ngay cả khi có tâm trạng thoải mái nhất thì mỗi ngày bạn vẫn sẽ mất đi một số lượng tóc đáng kể. Tuy nhiên, stress và rụng tóc có thể ảnh hưởng lẫn nhau nếu các vấn đề lo âu kéo dài và lặp lại thường xuyên.
Stress có thể gây ra rụng tóc theo 3 cơ chế:
Bệnh rụng tóc (Alopecia Areata): Khi một lượng lớn tóc đột nhiên rụng khỏi da đầu.
Rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium): Khi lượng tóc rụng nhiều đến khoảng 70%.
Bệnh nghiện g.iật t.óc (Trichotillomania): Bệnh khiến bạn thôi thúc muốn tự bứt tóc mình.
Các tình trạng này có thể kéo dài đến khoảng vài tháng sau khi bạn đã trải qua các sự kiện gây stress trước đó. Một số trải nghiệm đáng buồn gây tác động đến tâm lý thường gặp là mất việc, mất đi người thân, đổ vỡ trong chuyện tình cảm…
Suy giảm trí nhớ
Mặc dù đôi khi bạn có thể hơi đãng trí, hay quên này nọ nhưng suy giảm trí nhớ rõ ràng không phải là một tình trạng mà bạn nên xem nhẹ. Khi cảm thấy trí nhớ giảm sút, bạn có thể thấy mình quên những chi tiết từ nhỏ đến lớn và sự chú ý tập trung cũng bị giảm đi đáng kể.
Tình trạng suy giảm trí nhớ là hậu quả nghiêm trọng của căng thẳng và lo âu xảy ra ở hầu hết mọi người, khi cơ thể sản xuất hormone cortisol một cách quá mức. Nhiều nghiên cứu cho thấy hormone cortisol cực kỳ nguy hại cho hoạt động của não bộ và có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Vấn đề này còn dẫn đến hàng loạt bệnh như trầm cảm, suy giảm khả năng học tập, cân nặng khó kiểm soát…
C.hảy m.áu cam
Tình trạng c.hảy m.áu cam hay c.hảy m.áu mũi xảy ra khi có tác động vật lý mạnh khiến mũi bị tổn thương hoặc cũng có thể là do bạn đang bị stress nặng. Sự thay đổi nhiệt độ, môi trường sống hay các sự kiện không vui xảy ra có thể kích hoạt tình trạng stress nặng. Khi đó, áp lực m.áu sẽ tăng cao kết hợp với màng mũi quá khô sẽ khiến tĩnh mạch và mao mạch rách và c.hảy m.áu.
Khi thấy mình bị c.hảy m.áu cam, bạn đừng quá hốt hoảng vì sẽ càng l.àm t.ình trạng tồi tệ hơn mà thôi. Điều cần làm là bạn hãy kiểm soát hơi thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế các thức uống có chứa caffeine để kiểm soát stress hiệu quả.
Thay đổi trọng lượng
Dù bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đầy đủ nhưng vẫn không thể giữ được mức cân nặng ổn định thì nguyên nhân có thể là do căng thẳng.
Trạng thái tâm lý căng thẳng sẽ làm gia tăng sản xuất cortisol – hormone có nhiễm vụ ổn định sự trao đổi chất béo và carbohydrate và hỗ trợ lượng đường cần thiết trong m.áu.
Lượng cortisol cao sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Trong khi đó, cơ thể sản sinh ít testosterone và đốt ít calo hơn.
Đôi khi, căng thẳng và lo lắng cũng gây ra tình trạng sụt cân. Mức adrenaline trong m.áu thay đổi là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Adrenaline tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó làm chậm sự bài tiết chất béo.
Đổ mồ hôi
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi đôi khi chính là một dấu hiệu của stress nặng mà bạn lại dễ bỏ qua. Thông thường, bạn sẽ đổ mồ hôi khi thân nhiệt tăng hay do việc tập thể dục kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi ngoại tiết (eccrine sweat glands).
Tuy nhiên, khi cơ thể phản ứng lại với tình trạng bị stress nặng, mồ hôi thường sẽ được tiết ra từ các tuyến đầu tiết (apocrine glands). Mồ hôi tiết ra từ tuyến này thường đặc hơn, ngọt hơn cũng như dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở các khu vực có nhiều lông rậm như bộ phận s.inh d.ục hay vùng dưới cánh tay.
Suy yếu hệ miễn dịch
Khi cơ thể bạn phải chống lại các tác nhân gây stress, vùng dưới đồi tuyến yên – cơ quan có tác dụng chống lại nguy hiểm sẽ bắt đầu hoạt động. Ngoài cortisol, vùng dưới đồi tuyến yên còn sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh có tên là catecholamine. Loại hormone steroid này sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách gửi các “tế bào chiến đấu” đến chống lại nguy hiểm xảy ra cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu stress diễn ra quá thường xuyên và kéo dài, các bộ phận khác trong cơ thể sẽ bị thiếu các “tế bào chiến đấu”. Khi ấy, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự suy yếu, dễ bị tổn thương trước n.hiễm t.rùng và thời gian để bạn hồi phục khỏi bệnh cũng sẽ kéo dài.
7 lợi ích tuyệt vời của việc uống trà xanh mà bạn chưa biết hết
Uống trà xanh không chỉ giúp thư giãn mà thức uống lành mạnh này còn có tác động tích cực đến cơ thể bạn.
Trà xanh là một trong những lựa chọn đồ uống lành mạnh – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Amy Gholston, một chuyên gia dinh dưỡng ung thư lâm sàng hàng đầu tại Trung tâm Điều trị Ung thư của Trung tâm Nghiên cứu và Chăm sóc Toàn diện Mỹ, nói rằng trà xanh là một trong những lựa chọn đồ uống lành mạnh, theo Eat This, Not That!
Dưới đây là những lợi ích bạn có thể gặt hái từ việc uống trà xanh.
1. Giúp thúc đẩy giảm cân
Một cách hữu ích để thúc đẩy giảm cân lành mạnh đơn giản là uống trà xanh. Chuyên gia Gholston nói: Trà xanh là một sự thay thế tuyệt vời cho đồ uống có đường có liên quan đến tăng cân và béo phì.
Có rất nhiều calo tiềm ẩn trong nhiều loại nước trái cây và nước ngọt, vì vậy cách nhanh chóng để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn là thay đổi thói quen đồ uống. Thay vì uống soda dành cho người ăn kiêng hoặc đồ uống giảm cân khác, chuyển sang uống một tách trà xanh thông thường có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, điều này là nhờ các hợp chất hoạt tính sinh học có trong trà xanh, theo Eat This, Not That!
2. Làm giảm mức cholesterol xấu
Trà xanh làm giảm hai loại cholesterol – cholesterol lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần. – SHUTTERSTOCK
Cholesterol là một chất giống như chất béo được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể, và có hàm lượng cholesterol cao sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, cholesterol cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhưng nếu bạn là người uống trà xanh, đừng lo sợ, vì theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng, trà xanh làm giảm hai loại cholesterol – cholesterol lipoprotein mật độ thấp cũng như cholesterol toàn phần.
3. Bộ não có thể hoạt động tốt hơn
Theo một nghiên cứu từ Đại học Basel ở Thụy Sĩ, uống trà xanh tác động đến cả nhận thức và chức năng não. Những kết quả này kết nối việc uống trà xanh với việc cải thiện trí nhớ vì ảnh hưởng của caffeine và l-theanine, một loại a xít amin có trong lá trà giúp thúc đẩy sự thư giãn.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho biết trà xanh cũng có thể hỗ trợ não bộ của bạn bằng cách giảm lo lắng.
4. Cải thiện hơi thở của bạn
Có nhiều thứ để nhanh chóng khắc phục tình trạng hôi miệng: bạc hà, kẹo cao su, và tất nhiên, đ.ánh răng (và chà lưỡi). Nhưng có một cách khắc phục khác để có một miệng thơm tho là trà xanh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Khoa học Y tế Ahvaz Jundishapur ở Iran, những người sử dụng trà xanh như một dạng nước súc miệng đã cải thiện tình trạng hôi miệng, theo Eat This, Not That!
5. Có thể ngăn ngừa ung thư
Chuyên gia Gholston nói: Trà xanh được làm từ một số polyphenol, bao gồm catechin epigallocatechin-3-gallate (EGCG) mạnh nhất.
Nhiều nghiên cứu liên quan đến trà xanh và lợi ích chống ung thư đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chỉ ra rằng các polyphenol này có thể giúp ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm cả quá trình apoptosis, ức chế sự hình thành mạch cùng với sự xâm lấn của tế bào khối u, theo Eat This, Not That!
6. Giảm các tổn thương do bệnh vảy nến
Tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm các tổn thương do bệnh vảy nến – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Da, cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người cũng là nơi chứa vô số vấn đề có thể nảy sinh đối với nhiều người khác nhau. Đối với những người bị bệnh vảy nến, trước khi đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu, hãy thử uống một ít trà xanh. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y Georgia (Mỹ), tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm các tổn thương do bệnh vảy nến.
7. Có thể sống thọ hơn
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tim mạch Phòng ngừa Châu Âu, một trong những cách để giúp sống khỏe, sống thọ là uống trà xanh.
Hơn 100.000 người khỏe mạnh đã tham gia vào cuộc nghiên cứu và được phân thành hai nhóm – những người thường xuyên uống trà xanh và những người không uống trà. Trung bình, những người thường xuyên uống một tách trà sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người chọn cách khác.
Chuyên gia Gholston đồng ý rằng trà có lợi cho sức khỏe và khuyên nên kết hợp trà xanh vào một chế độ ăn uống dựa trên thực vật để có “sức khỏe tổng thể và sức khỏe”, theo Eat This, Not That!