Nguy hiểm bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là dấu hiệu báo hiệu tình trạng tổn thương nghiêm trọng trong đường tiêu hóa. Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới t.ử v.ong.

nguy hiem benh xuat huyet tieu hoa 71f 4788421

Bác sĩ thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân N.H.N. sau khi phẫu thuật nội soi cầm m.áu bệnh xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: S.Mai

Khi có những dấu hiệu như: ói ra m.áu, đi cầu phân đen… người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời.

* Tăng số ca nhập viện

Mấy tuần trở lại đây, số ca nhập viện do XHTH tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tăng cao, nếu trước đây một ngày có 1-2 ca thì nay có đến 5-6 ca, đặc biệt trong đó có nhiều ca bệnh nặng.

Điển hình như trường hợp của ông T. A. L. (ngụ P.Tân Mai, TP. Biên Hòa) phải nhập viện cắt 1 đoạn dạ dày vì XHTH. Trước đó, ông L. nhập viện trong tình trạng ói ra m.áu đỏ, đi cầu phân đen, huyết áp tụt không đo được, choáng và mất m.áu.

Ngay sau đó, các bác sĩ vừa phải tiến hành hồi sức, truyền m.áu vừa nội soi dạ dày tìm chỗ m.áu c.hảy để khâu, kẹp cầm m.áu. Tuy nhiên, do các mô xung quanh ở phần dạ dày của ông L. bị loét, xuất huyết quá nhiều và yếu đi nên m.áu không thể cầm được, do đó bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt 1 đoạn dạ dày bị loét, sau đó mới khâu cầm m.áu lại được cho bệnh nhân.

Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân L., BS Dương Tấn Thọ, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, trường hợp của bệnh nhân L. vào viện trong tình trạng cấp cứu nguy kịch nên phải nội soi và cầm m.áu. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhân quá nặng, gây tổn thương các mô xung quanh nên phải phẫu thuật để cầm m.áu lại. “Những trường hợp này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu vào viện trễ, vì bệnh nhân đã có những dấu hiệu nặng của bệnh đó là: ói ra m.áu đỏ, huyết áp tụt không đo được, choáng và mất rất nhiều m.áu” – BS Thọ cho hay.

Còn trường hợp của ông N. H. N. (ngụ xã An Phước, H.Long Thành) do uống quá nhiều rượu, bia gây loét dạ dày dẫn đến XHTH.

Ông N. cho hay, ngày nào sau giờ làm ông và những người làm chung cũng rủ nhau đi uống rượu. Tình trạng này cứ kéo dài nên hậu quả vào đầu tháng 3, ông N. bị đi cầu phân đen, đau bụng, choáng váng nên gia đình mới đưa ông vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu. Sau khi khám, siêu âm và làm xét nghiệm, ông N. được chẩn đoán bị XHTH và được nội soi dạ dày để cầm m.áu. “Sau đợt này tôi quyết định bỏ rượu, bia chứ vì uống rượu quá nhiều đã ảnh hưởng sức khỏe và làm khổ vợ con chăm sóc”- ông N. nói.

* Cần được điều trị sớm

Theo BS Thọ, việc điều trị bệnh XHTH khá phức tạp và tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì thời gian điều trị nhanh hơn, còn khi bệnh đã gây ra nhiều tổn thương phức tạp, việc điều trị có thể kéo dài, sau này ăn uống sẽ kém hơn người bình thường. Do đó khi có các dấu hiệu như: ói ra m.áu, đi cầu phân đen… bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Còn khi bệnh nhân ói ra m.áu nhiều ồ ạt, vã mồ hôi, choáng thì bệnh đã có dấu hiệu nặng.

Bệnh XHTH do xơ gan gây nên, vì khi gan đã bị xơ sẽ giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, nếu bệnh nhân ăn uống những đồ cứng, khó tiêu sẽ giãn to, vỡ ra, dẫn đến viêm loét dạ dày và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến XHTH.

“Để phòng ngừa XHTH, người dân nên chú ý chế độ ăn uống, không ăn những thức ăn có hại cho dạ day như: đồ ăn quá nóng, ăn nhiều thức ăn chua, cay; không uống rượu, bia, hút t.huốc l.á. Không lạm dụng thuốc giảm đau, nếu sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ. Đối với người đã có bệnh gan nên theo dõi và đi kiểm tra thường xuyên. Khi có các triệu chứng của viêm loét dạ dày (đau vùng thượng vị, nôn ói, đau khi đói và ăn no) nên đi khám điều trị, vì nếu để loét nặng sẽ dẫn đến XHTH” – BS Thọ khuyến cáo.

Sao Mai

Cứu sống cụ bà 98 t.uổi cùng lúc mắc 2 bệnh lý cấp cứu

Sáng 10.2, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết: các bác sĩ khoa Tim mạch và khoa Nội tiêu hóa đã phối hợp điều trị thành công cho cụ bà 98 t.uổi cùng lúc bị 2 bệnh lý cấp cứu tim mạch và tiêu hóa.

cuu song cu ba 98 tuoi cung luc mac 2 benh ly cap cuu 27ab15

Các bác sĩ cấp cứu cho cụ bà – Ảnh: Phong Phạm

Đây là bệnh nhân lớn t.uổi nhất mà bệnh viện can thiệp đặt máy tạo nhịp tạm thời từ trước đến nay. Đó là cụ bà Trương Thị B. (98 t.uổi, ngụ Q.Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ), nhập viện vì ói ra m.áu – tiêu phân đen, nhập viện sáng 6.2. Bệnh nhân có bệnh lý tăng huyếp áp nhiều năm.

Bệnh nhân được xử trí cấp cứu với truyền dịch, truyền m.áu, thuốc ức chế bơm proton… Hội chẩn nhiều chuyên khoa, xác định bệnh nhân có đồng thời 2 bệnh lý: cấp cứu xuất huyết tiêu hoá trên nghi do viêm loét dạ dày tá tràng và blốc nhĩ thất độ III. Các bác sĩ thống nhất hội chẩn xử trí cấp cứu rối loạn nhịp chậm trước vì nguy cơ đột tử có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt bệnh nhân cao t.uổi có thiếu m.áu đi kèm dễ có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim, đột tử do rối loạn nhịp tim.

Để đảm bảo an toàn cho thủ thuật nội soi tiêu hoá cho bệnh nhân 98 t.uổi có blốc nhĩ thất độ III thì phải tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu qua đường tĩnh mạch trước. Ê kíp tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch. Sau đặt máy tạo nhịp tạm thời, nhịp tim bệnh nhân là 60 lần/phút, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như thực hiện các can thiệp khi có chỉ định.

Bệnh nhân được chuyển lên khoa Nội tiêu hoá để tiếp tục được theo dõi và điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hoá. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định, bệnh nhân không còn nôn ra m.áu và tiêu phân đen thêm, niêm hồng, mạch, huyết áp ổn định. Bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn trong thời gian tới.

Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn – Giám đốc Trung tâm tim mạch của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, blốc nhĩ thất độ III (hay còn gọi là blốc nhĩ thất hoàn toàn) là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, khi mà tín hiệu dẫn truyền nhịp tim từ tâm nhĩ đến tâm thất bị chặn hoàn toàn, dẫn đến nhịp tim bị chậm bất thường, đe dọa tính mạng.

Đây là một loại rối loạn nhịp tương đối hiếm gặp, người ta ước tính tỉ lệ blốc nhĩ thất độ III trong dân số chung vào khoảng 0,04%. Nguyên nhân của blốc nhĩ thất độ III rất đa dạng, bao gồm dị tật bẩm sinh, độc chất, bệnh lý n.hiễm t.rùng, tự miễn, nhồi m.áu cơ tim…

Đặt máy tạo nhịp là một trong những liệu pháp không dùng thuốc thành công nhất và xuất hiện sớm nhất trong xử lý rối loạn nhịp tim. Đặt máy tạo nhịp tạm thời để khắc phục các vấn đề tạm thời về nhịp tim như nhịp tim chậm sau nhồi m.áu cơ tim, sau phẫu thuật tim hoặc dùng thuốc quá liều… Thường thì đặt máy tạo nhịp tạm thời dùng để cấp cứu và sử dụng cho đến khi các rối loạn về nhịp hồi phục hoặc được điều trị ổn.

Phong Phạm

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *