Đau lưng, tiểu tiện nhiều lần, tiểu ra m.áu hay sưng vùng thận… là những dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết sớm sỏi thận. Nếu bệnh sỏi thận được phát hiện kịp thời, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp điều trị đúng đắn nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe do căn bệnh này gây nên.
Trằn trọc là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận
Nguyên nhân là do, khi bạn đang có sỏi, viên sỏi sẽ gây ra cảm giác đau mỏi khó chịu, khiến bạn cảm thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên và luôn phải tìm một tư thế thoải mái hơn
Dấu hiệu chung của người mắc sỏi thận là đau lưng. Cơn đau thường khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan xuống bụng và háng. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói
Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt dẫn đến đau quặn theo từng cơ. Đặc biệt, nam giới khi bị sỏi thận có thể xuất hiện các cơn đau ở t.inh h.oàn hay ở bìu
Nhiệt độ cơ thể cao, xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc sỏi thận
Nguyên nhân là do những dây thần kinh trong ruột và thận có chung đường truyền tín hiệu. Khi xuất hiện sỏi thận, sự tắc nghẽn sẽ xảy ra, gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và làm bạn có cảm giác buồn nôn
Mệt mỏi: Nếu có sỏi, chức năng của thận sẽ suy giảm, dẫn tới sự tích tụ chất độc trong cơ thể con người, từ đó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi
Đặc biệt là khi trải qua những cơn đau dữ dội do sỏi thận, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường và sức khỏe của bạn dễ bị suy giảm
Sưng vùng thận là một trong những triệu chứng xảy ra khi bệnh sỏi thận đang ở giai đoạn nặng
Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị chính xác, kịp thời
Sự tăng đột ngột tần suất đi tiểu có thể là dấu hiệu ban đầu mà hầu hết bệnh nhân sỏi thận nào cũng mắc phải
Điều này được lý giải là do, sau khi sỏi xuất hiện ở thận, nó có thể gây chèn ép bàng quang, dẫn tới giảm thể tích nước tiểu lưu trữ trong bàng quang, gây tình trạng đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp
Tiểu ra m.áu là một trong những triệu chứng điển hình nhất của sỏi thận
Những người mắc sỏi thận thường có nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu. Đặc biệt, khi sỏi phát triển to hơn, nó có thể gây trầy xước mô, dẫn tới tổn thương ở thận hoặc niêm mạc niệu quản, gây ra tình trạng tiểu ra m.áu. Nếu nước tiểu hơi đỏ, bạn cần tới bác sĩ để thăm khám kịp thời
Ngoài tình trạng đi tiểu ra m.áu hay tiểu nhiều lần, đau rát khi đi tiểu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận
Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang, gây tắc đường nước tiểu dẫn đến tiểu buốt
Nước tiểu của bệnh nhân mắc sỏi thận thường có màu đục kèm theo mùi hôi
Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng. Mùi hôi trong nước tiểu xảy ra có thể là do viêm đường tiết niệu. Do đó, nếu nước tiểu đục kèm mùi hôi, bạn cần đi khám ngay lập tức
Có hai nhóm phương pháp điều trị sỏi thận được bác sĩ khuyến cáo là: Điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp như tán hoặc mổ sỏi
Khi kích thước sỏi chưa quá 25mm, chưa gây ra biến chứng thì biện pháp điều trị thích hợp, an toàn, tiết kiệm chính là điều trị nội khoa tích cực. Người bệnh có thể dùng các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, các thuốc hỗ trợ bào mòn sỏi mà không cần phải phẫu thuật. Dưới đây là một số thảo dược có tác dụng lợi tiểu, giúp hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận
Kim t.iền thảo: Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản, kim t.iền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên, đồng thời giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau, chống viêm…
Dùng khoảng 25-40g lá kim t.iền thảo sắc nước uống hàng ngày là một trong những phương pháp tự nhiên mà an toàn, hỗ trợ tích cực quá trình làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu
Cây râu mèo được ví như “khắc tinh” của sỏi tiết niệu. Đây là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi và giúp giảm nồng độ khoáng chất và giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
Để làm tan sỏi, bạn dùng 30-50g râu mèo đun với 500ml nước lọc, chia làm 2-3 lần uống, uống trước ăn 15-30 phút trong vòng 8 ngày. Sau đó, bạn hãy ngừng uống khoảng 2-4 ngày và lặp lại quy trình này, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ
Với tác dụng lợi tiểu, râu ngô được mệnh danh là “cứu tinh” của bệnh nhân sỏi thận
Bạn hãy lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước, sau đó chia làm 3-4 lần uống/ngày. Kiên trì trong vòng 10 ngày, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi tích cực
Kiều Phương (Tổng hợp)
Cách điều trị sỏi thận hiệu quả và ít đau đớn
Còn được gọi là sỏi tiết niệu, sỏi thận xảy ra khi sỏi cứng phát triển trong đường tiết niệu. Sỏi thận bao gồm những tinh thể cứng tích tụ trong thận khi có quá nhiều chất thải rắn trong nước tiểu và không đủ chất lỏng để tống chúng ra ngoài.
Nếu viên sòi có đường kính lớn hơn 5mm, nó có thể làm tắc niệu quản, gây đau dữ dội ở vùng thắt lưng hoặc bụng. Niệu quản là đường ống nối thận với bàng quang.
Một phương pháp điều trị ngoại khoa gọi là tán sỏi qua da loại bỏ những viên sỏi kích thước lớn, máy soi nhỏ và dụng cụ được đưa vào qua một vết mổ nhỏ ở lưng bệnh nhân. Hầu hết sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị xâm lấn. Người bệnh có thể đẩy viên sỏi nhỏ ra ngoài bằng cách uống nước và uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn alpha.
Kế hoạch điều trị thông thường chỉ đơn giản là chờ những viên sỏi đi ra. Việc này mất trung bình 10 ngày và bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chẹn alpha để giúp giãn niệu quản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy bằng chứng mâu thuẫn về việc liệu thuốc chẹn alpha có thực sự giúp ích hay không. Lưu ý rằng chưa có liệu pháp uống nào được FDA phê chuẩn cho sỏi thận và giãn niệu quản.
Các nhà nghiên cứu tại MIT và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) gần đây đã phát triển một phương pháp điều trị tiềm năng có thể giúp thải sỏi ra ngoài nhanh hơn và ít đau hơn. Cả hai đều xác định việc kết hợp của hai loại thuốc làm giãn thành niệu quản và có thể đưa trực tiếp vào niệu quản bằng một dụng cụ giống như ống thông. Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature Biomedical Engineering cho biết việc làm giãn niệu quản có thể giúp sỏi thận di chuyển qua niệu quản dễ dàng hơn.
“Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể tác động đáng kể đến sỏi thận, căn bệnh đang ảnh hưởng đến hàng triệu người”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Cách điều trị này cũng giúp đặt stent vào niệu quản dễ dàng và ít đau hơn. Thủ thuật này đôi khi được thực hiện sau khi sỏi thận đã ra ngoài để ngăn ngừa tắc hoặc hẹp niệu quản.
Việc đưa thuốc giãn cơ trực tiếp vào niệu quản có thể là một lựa chọn tốt hơn, vì đau khi đi sỏi thận di chuyển chủ yếu do co thắt cơ và viêm ở niệu quản khi sỏi đi qua ống hẹp. Quan sát này cho thấy việc làm giãn các cơ xung quanh niệu quản có thể giúp cho quá trình di chuyển của sỏi dễ dàng hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 18 loại thuốc để đ.ánh giá mức độ thuốc làm giãn các tế bào cơ trơn. Họ cũng sử dụng quy trình tính toán chuyên sâu để phân tích riêng các phản ứng giãn của gần một tỷ tế bào sau khi tiếp xúc với thuốc.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai loại thuốc hoạt động khá tốt và thấy chúng còn tốt hơn khi được phối hợp với nhau. Một trong số đó là nifedipine, một chất ức chế kênh canxi được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Loại kia là nhóm chất ức chế ROCK (rho kinase), được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp.
Các nhà nghiên cứu cho biết cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu ứng giãn cơ kéo dài bao lâu và cần giãn đến mức nào để đẩy nhanh quá trình di chuyển của sỏi.
Cẩm Tú
Theo MD/Dân trí