Phải làm gì khi bạn đã lỡ ăn quá nhiều?

Nếu bạn thỉnh thoảng ăn quá nhiều, như vào ngày lễ, sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng chung của bạn.

phai lam gi khi ban da lo an qua nhieu 075 4753775

Khi bạn lỡ ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày căng quá mức có thể gây đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn – Ảnh minh họa: Shutterstock

Hầu hết chúng ta từng trải qua những lúc lỡ ăn quá nhiều. Mặc dù không thể làm gì để cứu vãn tình thế, vẫn có một số bước có thể thực hiện để cảm thấy dễ chịu hơn và duy trì thói quen ăn uống bình thường.

Thỉnh thoảng mới ăn nhiều thì không sao

Ngay cả khi giữ một kế hoạch ăn uống đều đặn, nhiều người vẫn có xu hướng ăn quá mức vào các ngày lễ.

Nếu chỉ vậy thì không cần phải lo lắng, tiến sĩ Kristen Smith, chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực Mỹ, cho biết.

Một vài bữa ăn có lượng calo cao hơn sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng hoặc tình trạng sức khỏe tổng thể.

Dạ dày là cơ quan có thể đàn hồi, vì vậy nó có thể giãn ra để chứa thêm thức ăn khi ăn nhiều hơn. Nhưng bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn quá mức.

Vì dạ dày căng quá mức có thể gây đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn. Cũng có thể bị ợ nóng khi dạ dày quá căng gây áp lực lên cơ thắt ngăn cách dạ dày và thực quản, khiến cho a xít từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản.

Để giảm cảm giác khó chịu sau khi đã lỡ ăn nhiều, hãy thử các cách sau, theo Insider.

Đi dạo

Đi bộ làm cho dạ dày mau hết thức ăn hơn, mặc dù có thể không giúp giảm cảm giác đầy hơi và no. Tuy nhiên, khi dạ dày mau trống hơn, sẽ giảm các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược a xít.

Đừng mong đợi đốt cháy tất cả lượng calo hấp thu sau khi ăn nhiều, nhưng hoạt động thể chất có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, tiến sĩ Smith nói.

Tiến sĩ Smith khuyên nên đi bộ ít nhất 5 – 10 phút, điều này cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong m.áu – có thể tăng đột biến sau khi ăn quá mức.

Khi lượng đường trong m.áu tăng đột biến, insulin sẽ được tiết ra và chuyển lượng đường dư thừa trong m.áu đến dự trữ trong cơ bắp hoặc gan, để đốt cháy làm nhiên liệu hoặc dự trữ dưới dạng chất béo. Đi bộ sau khi ăn có thể giúp tránh tích trữ nhiều chất béo.

Nhâm nhi nước hoặc đồ uống ít calo

Khi ăn một bữa ăn lớn, bạn có thể hấp thu rất nhiều natri mà không nhận ra, từ đó khiến cơ thể giữ nước và cảm thấy đầy hơi. Uống nước có thể giúp đào thải bớt lượng natri từ thực phẩm đã ăn, tiến sĩ Smith nói.

Nhưng hãy cẩn thận không nên uống nhiều nước ngay sau khi ăn, vì có thể làm giãn dạ dày hơn nữa và gây đau bụng, tiến sĩ Smith giải thích. Chỉ nên uống từ 120 – 240 ml nước và sau đó bù nước từ từ trong suốt cả ngày.

Đừng đi nằm ngay

Mặc dù bạn có thể cảm thấy mệt sau khi ăn nhiều, hãy cố gắng đừng đi nằm hoặc đi ngủ. Theo nghiên cứu gần đây, tư thế ngồi sẽ giúp dạ dày mau hết thức ăn hơn.

Đi nằm sau khi ăn cũng có thể khiến dễ bị trào ngược a xít vì việc nằm gây áp lực lên cơ giữ dạ dày ngăn a xít khỏi trào ngược.

Lên kế hoạch cho bữa ăn tiếp theo

Lên kế hoạch trước có thể giúp bạn kiểm soát bữa ăn của mình. Nhiều người có cảm giác đã lỡ ăn nhiều rồi, nên cứ thế mà ăn nhiều luôn trong cả ngày, tiến sĩ Smith nói.

Đối với bữa ăn tiếp theo, nên chọn protein nạc, trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này có thể giúp ngăn chặn việc tiếp tục ăn quá độ và kém lành mạnh.

Đừng căng thẳng

Đừng hoảng sợ, cố gắng đừng căng thẳng nếu đã lỡ ăn quá nhiều, đặc biệt nếu chỉ lâu lâu mới ăn nhiều một lần. Sẽ không thể tăng cân hoặc có vấn đề gì về sức khỏe chỉ sau một bữa ăn nhiều, theo Insider.

Theo thanhnien.vn

Lý giải hiện tượng khó thở sau khi ăn

Cảm thấy hơi khó thở sau bữa ăn thường xuyên xảy ra thì có thể là do một nguyên nhân tiềm ẩn thậm chí là nghiêm trọng nào đó.

ly giai hien tuong kho tho sau khi an 32fe4f

Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

Dạ dày sẽ trở nên phình to hơn sau khi tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhanh. Bạn cũng có thể cảm thấy vùng bụng trên căng phồng lên, dạ dày phình giãn ra và ép vào cơ hoành sẽ làm cho bạn khó thở sau ăn.

Dị ứng thực phẩm

Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức đối với thực phẩm hoặc các chất chứa trong thực phẩm đó có thể gây ra tình trạng khó thở. Thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là lạc (đậu phộng), lúa mì, sữa, cá, sò ốc, tôm, cua…

Các bệnh lý hô hấp

Đường hô hấp bị tắc do chất nhầy hoặc đờm sẽ làm cho không khí di chuyển vào và ra phổi trở nên khó khăn khiến bạn cảm thấy không thở được. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở khi bạn bị hen suyễn. Viêm phổi cũng có thể gây ho và thở gấp.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể là nguyên nhân của khó thở sau khi ăn. Đó là một tình trạng mà trong đó thực quản dưới của bạn mở ra không hợp lý, khiến acid và thực phẩm từ dạ dày di chuyển ngược lên và đi vào thực quản. Bạn cũng có thể cảm thấy thắt nghẹt ở mỏ ác cũng như ở vùng bụng dưới của bạn đi kèm với ho khan, khàn giọng, khó thở và khó nuốt.

Rối loạn nhịp tim

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu bị rối loạn nhịp nhẹ, nhưng nếu rối loạn nhịp tim nặng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, kiệt sức, tức ngực và ngất xỉu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, loạn nhịp cũng có thể dẫn đến ngừng tim.

Chứng rối loạn lo âu

Các rối loạn lo âu là các loại bệnh tâm lý đặc trưng với hoang tưởng, sợ hãi và bồn chồn. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau trong các chứng rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, ám ảnh và lo lắng, trong đó khó thở là một triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu.

Để giảm nguy cơ khó thở sau khi ăn

Ăn nhai chậm và kỹ. Tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn, tối thiểu 1-2 giờ sau khi ăn mới nằm.

Tập thể dục thường xuyên, nhưng không được ngay sau bữa ăn, tối thiểu 2 giờ sau ăn bạn mới bắt đầu tập thể dục. Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau cải. Ăn nhiều cá nước lạnh như cá thu, cá hồi. Hạn chế các chất đạm như thịt đỏ.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *