Nghiên cứu khoa học mới cho thấy, chỉ có 13% phụ nữ trải nghiệm chu kỳ 28 ngày. Như vậy, rất nhiều chị em đã được dạy sai về chu kỳ k.inh n.guyệt tiêu chuẩn.
Chu kỳ k.inh n.guyệt 28 ngày không hề đúng với phần lớn chị em
Sau khi kết hôn, Kim Arseneault đã ngưng dùng biện pháp tránh thai và bắt đầu cố gắng có con đầu lòng cùng ông xã. Bốn tháng trôi qua, Kim vẫn chưa có bầu.
“Tôi cảm thấy có gì đó không ổn với mình. Giống như tôi đã chờ đợi quá lâu [để cố gắng mang thai] và điều đó có thể là quá muộn“, Arseneault chia sẻ.
Nhưng sau khi theo dõi sát sao ngày rụng trứng, hóa ra thủ phạm gây ra bao lo lắng không cần thiết lại chính là hiểu lầm về chu kỳ 28 ngày.
“Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân tôi, đã có chu kỳ 28 ngày và tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra chu kỳ của tôi thực sự là 32 ngày”, Arseneault tiết lộ. Chính việc tính toán ngày rụng trứng dựa trên chu kỳ 28 ngày không chỉ gây ra cảm giác nghi ngờ bản thân mà theo Arseneault, nó còn đồng nghĩa với việc con đường mang thai trở nên dài hơn một chút.
Mặc định chu kỳ k.inh n.guyệt 28 ngày mới là “khỏe mạnh” khiến chị em lo lắng
Nếu bạn có tử cung, khả năng cao là bạn đã nhận được lời khuyên vào một lúc nào đó rằng, chu kỳ k.inh n.guyệt 28 ngày là “tiêu chuẩn”, hay thậm chí “khỏe mạnh”. Nhưng hóa ra, giả định là không hề đúng với phần lớn chị em.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Digital MedicineTrusted Source cho thấy chỉ có 13% phụ nữ trải nghiệm chu kỳ k.inh n.guyệt 28 ngày. Chu kỳ trung bình kéo dài 29,3 ngày.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học College London đã hợp tác với một ứng dụng tránh thai có tên Natural Ciking, tiến hành phân tích hơn 600.000 chu kỳ k.inh n.guyệt của hơn 120.000 người dùng ứng dụng ẩn danh có trụ sở tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Thụy Điển.
Kết quả, gần 65% người tham gia có chu kỳ kéo dài từ 25-30 ngày. Với những người khỏe mạnh bình thường, chu kỳ k.inh n.guyệt không chỉ thay đổi theo từng người, mà còn khác nhau qua từng tháng – theo bác sĩ nội tiết sinh sản, tiến sĩ Aimee Eyvazzadeh.
“Có những bệnh nhân đến với tôi tỏ ra vô cùng lo lắng và căng thẳng về chu kỳ k.inh n.guyệt bởi vì họ nghĩ rằng chu kỳ của mình không đều nhưng sự thật không phải như vậy. Khá là bình thường nếu bạn có một chu kỳ 27 ngày lần này và 30 ngày trong lần kế tiếp”.
Bác sĩ Kimberly Gecsi, giám đốc chương trình sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Bệnh viện Cleveland, cũng nhận thấy những lo ngại không đáng có tương tự từ bệnh nhân.
“Phụ nữ có thể trở nên rất lo lắng về việc hình như có điều gì đó không ổn, hoặc cảm thấy mình khác biệt/kỳ lạ nếu không có chu kỳ 28 ngày ‘hoàn hảo’. Tôi nghĩ cần hiểu một điều vô cùng quan trọng là: Bình thường cũng có vô vàn loại. Phụ nữ không nên quá quan tâm đến việc phải ‘hoàn hảo’ như thế nào”, Gecsi chia sẻ.
Trong khi đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư , tiến sĩ Joyce Harper, đ.ánh giá cao việc nghiên cứu trên đã mang lại cái nhìn sâu sắc mới về các giai đoạn quan trọng trong chu kỳ k.inh n.guyệt ở nữ giới. Eyvazzadeh cho rằng, các bác sĩ sản phụ khoa là những người hiểu rất rõ về chúng.
Theo tiến sĩ Eyvazzadeh, do rụng trứng, diễn ra ở khoảng giữa một chu kỳ, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc mang thai, điều lo lắng của nữ giới thường bắt nguồn từ việc phải nỗ lực để thụ thai.
Tuy vậy, Eyvazzadeh cũng đồng ý rằng, công chúng nói chung không có sự hiểu biết vững chắc về các chu kỳ k.inh n.guyệt. Vì thế, cô hy vọng nghiên cứu trên có thể thu hút sự quan tâm của mọi người dành cho vấn đề này.
Hiểu rõ hơn về chu kỳ k.inh n.guyệt giúp phụ nữ biết khi nào nên đi khám
Hiểu được những biến thiên trong chu kỳ k.inh n.guyệt của mình có thể giúp ích nhiều cho chị em, cho dù họ có cố gắng mang thai hay không.
Để theo dõi chu kỳ k.inh n.guyệt, nhiều phụ nữ có thể thích sử dụng một ứng dụng nào đó.
“Công nghệ chỉ tốt khi con người đứng đằng sau nó. Vì vậy, nếu bạn không giỏi trong việc đều đặn ghi chép mọi thứ vào ứng dụng một cách nhất quán, sử dụng ứng dụng theo dõi thời gian có thể không hiệu quả với bạn”, Eyvazzadeh giải thích.
Gợi ý của cô để xác định chính xác ngày rụng trứng: Theo dõi nhiệt độ cơ thể nền (BBT) của bạn bằng một thiết bị theo dõi dễ sử dụng. Bạn cũng có thể ghi lại những thay đổi của chất nhầy cổ tử cung, “vốn rất dễ nhận biết trong thời gian rụng trứng”.
Theo Helino
Tuần đầu tiên của thai kỳ: Những thay đổi nhỏ của cơ thể cho biết bạn đã có tin vui
Nếu các mẹ đã mong mỏi tin vui suốt mấy tháng nay thì đừng chần chừ mà hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem mình có đang ở tuần thai thứ nhất không nhé?
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Tuần thai thứ nhất là khởi đầu cho hành trình mang thai của mẹ nhưng thực chất mẹ vẫn chưa biết mình có bầu và chỉ đang bước vào giai đoạn rụng trứng. Bạn biết rằng mỗi lần bạn có kinh là lúc mà cơ thể tập dượt để chuẩn bị có thai: sự thay đổi về nội tiết tố vô cùng phức tạp sẽ hỗ trợ cho quá trình thụ tinh diễn ra trong khoảng 2 tuần sau đó. Mặc dù không phải ai cũng có chu kỳ k.inh n.guyệt giống nhau nhưng các bác sĩ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối làm mốc để tính ngày dự kiến thai nhi được hình thành.
Ảnh minh họa
Chắc hẳn mẹ cũng tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo việc đang mang thai, tuy nhiên ở tuần thai thứ nhất những dấu hiệu này rất nhẹ, có thể là không sẽ khiến bạn chủ quan:
– Cơ thể xuất hiện chất nhầy hơi khác thường về mùi và màu: khí hư màu trắng hoặc trắng đục.
– Có dấu hiệu trễ kinh (nếu chu kỳ k.inh n.guyệt đều đặn), lúc này bạn nên dùng các xét nghiệm thử thai tại nhà ví dụ như que thử để xác định.
– Tăng nhiệt độ cơ thể: nhiệt độ có thể tăng cao hơn khoảng 0.5 độ C và xuất hiện ngay từ tuần thai thứ nhất kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ chỉ cần bổ sung lượng nước cho cơ thể và không cần dùng đến thuốc.
– Sự thay đổi ở vùng ngực: bạn sẽ có cảm giác đau nhức hoặc ngực sưng lên, phần xung quanh núm vú trở nên sẫm màu.
– Cảm giác mệt mỏi, có thể kèm theo đau đầu, đau bụng dưới hoặc đau lưng. Nếu có dấu hiệu này mẹ nên nằm nghỉ ngơi thư giãn bất cứ khi nào có thể. Mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.
Ảnh minh họa
– Thay đổi cách ăn uống: tự nhiên mẹ sẽ thèm ăn những món lạ hơn thường ngày; ngoài ra ở một số bà mẹ sẽ có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói (nghén thai kỳ).
– Đi tiểu nhiều hơn: Trong tuần đầu tiên, mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần đi tiểu lượng ít, không có dấu hiệu bất thường như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu đau…Đây hoàn toàn là điều bình thường mẹ không cần xử lý đặc biệt.
Sự phát triển của thai nhi
Như trên đã viết, ở tuần đầu tiên này thực tế thai nhi vẫn chưa được hình thành. Em bé của bạn vẫn còn đang chờ “đúng thời điểm” mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng không phải vì thế mà tuần đầu tiên này kém quan trọng đâu các mẹ nhé! Hãy chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để nuôi dưỡng mầm sống mới trong bạn.
Những điều mẹ cần lưu ý:
Lý tưởng nhất là các bạn nên chuẩn bị sức khỏe ngay từ khi xác định có con: khám sàng lọc trước hôn nhân cũng như tiêm chủng đầy đủ là điều khá quan trọng. Bởi vì khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ sẽ yếu đi và mẹ rất dễ mắc các chứng bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng đến bé yêu của bạn như: cúm, sởi quai bị rubella, thủy đậu…
Việc bổ sung chất dinh dưỡng qua việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất, rau xanh, hoa quả – tránh xa các chất kích thích như đồ uống có cồn, t.huốc l.á, đồ ăn sống cũng là điều mẹ nên chú ý. Mẹ hãy bổ sung vitamin, đặc biệt tối thiểu 400mcg acid folic mỗi ngày từ ngay khi xác định có em bé, khi có bầu và suốt cả thai kỳ để giảm thiểu tối đa di tật thai nhi (lượng acid folic thấp sẽ dẫn đến khuyết tật dây thần kinh ở thai nhi).
Ảnh minh họa
Hạn chế tối đa việc dùng đến thuốc, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc và từ đó đưa ra kết luận chính xác. Các mẹ đừng ngại bày tỏ những băn khoăn hay bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ ngay từ tuần đầu tiên với người có kinh nghiệm, chuyên môn nhé!
Vậy là tuần đầu tiên cũng chưa có nhiều thay đổi ở em bé, nhưng cơ thể mẹ chắc hẳn cũng đã có một hay vài dấu hiệu khác lạ, báo hiệu mẹ và em bé sẽ còn thay đổi phát triển liên tục trong các tuần tiếp theo. Bạn hãy cùng bước vào tuần thứ hai nhé!
Theo Helino