Thanh niên 22 t.uổi ngộ độc cần sa vì hút t.huốc l.á điện tử

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trung tâm vừa cấp cứu một trường hợp nam thanh niên 22 t.uổi ở Hà Nội ngộ độc cần sa do hút t.huốc l.á điện tử.

thanh nien 22 tuoi ngo doc can sa vi hut thuoc la dien tu 0a2 4756575

Hình ảnh lọ tinh dầu chứa cần sa được nam thanh niên hút có chứa m.a t.úy tổng hợp kiểu mới.

Ngộ độc t.huốc l.á điện tử

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trung tâm vừa cấp cứu một trường hợp nam thanh niên 22 t.uổi ở Hà Nội ngộ độc cần sa do hút t.huốc l.á điện tử.
Theo bác sĩ Nguyên, nam thanh niên vào viện trong tình trạng rối loạn tâm thần, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp.

Khi đưa đi cấp cứu, gia đình người bệnh đã mang theo các tinh chất cần sa mà bệnh nhân sử dụng. Ngay sau đó, tinh chất này được các bác sĩ của trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm thì có chứa nhiều chất m.a t.úy tổng hợp.
Tinh chất này có chứa 5 – Fluoro ADBICA một dạng m.a t.úy mới. Sau khi được cấp cứu ổn định, bệnh nhân được chuyển sang điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần quốc gia.

Bác sĩ Nguyên cho biết tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ vẫn cấp cứu các ca ngộ độc các tinh chất trong t.huốc l.á điện tử, đặc biệt ở người trẻ.
Với nhu cầu t.huốc l.á điện tử được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ hiện nay, bác sĩ Nguyên khuyến cáo các bậc phụ huynh khi phát hiện con em mình có những biểu hiện khác thường, cần nhanh chóng đưa con em đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

T.huốc l.á điện tử không an toàn
Hiện nay, nhiều người sợ t.huốc l.á truyền thống và chuyển sang sử dụng t.huốc l.á điện tử vì nghĩ t.huốc l.á điện tử an toàn, không chứa nicotin. Nhưng theo các chuyên gia t.huốc l.á điện tử hại chẳng khác nào thuốc là truyền thống.
Theo PGS.TS. Phan Thu Phương, PGĐ Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, cho tới hiện nay, t.huốc l.á điện tử và “tinh dầu” vẫn được lưu hành ở nhiều nước mà không được kiểm soát. Người ta gần như không thể biết toàn bộ những thứ bên trong tinh dầu t.huốc l.á điện tử do có rất nhiều chủng loại, nhiều xuất xứ và có cả những người chơi pha trộn nhiều loại lại với nhau. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa rõ liệu các chất hóa học có trong t.huốc l.á điện tử nguy hiểm đến mức độ nào. Theo đó, cơ quan này chưa đưa ra quy định quản lý.

PGS.TS. Phan Thu Phương cho rằng, khói của t.huốc l.á điện tử chứa rất nhiều chất hóa học có hại cho người hít phải. Thứ nhất, nicotin qua t.huốc l.á điện tử vào cơ thể con người (dạng nicotin lỏng được đốt cháy) vẫn là nicotin giống t.huốc l.á điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện cùng các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động). Ngoài ra nicotine cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch m.áu.

Thứ hai, các chất hóa học trong tinh dầu t.huốc l.á điện tử nhằm tạo mùi, tạo khói và tạo cảm giác sảng khoái sau khi hút được phả ra ngoài môi trường có thể chứa kim loại nặng (chromium, nickel…). Các chất này sẽ không mất đi mà vào cơ thể con người quan làn khói, có thể là nơi khởi phát ung thư giống như Acrolein khi được hít sâu vào phổi (một chất sinh ra do sự p.hân h.ủy glycelyn ở nhiệt độ cao).

TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết qua nghiên cứu của thế giới cũng như của Việt Nam, t.huốc l.á điện tử và shisha có tác hại đối với sức khỏe con người không khác gì t.huốc l.á truyền thống nhưng có tác hại là do sự phối trộn của các hương liệu có nicotine làm cho vị giác của giới trẻ sẽ có sự thay đổi. Loại thuốc này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, hô hấp, trong đó có ung thư phổi, vòm họng…

Ngoài ra, với sự tự phối trộn hương liệu khác nhau, có thể lên tới bốn nghìn hương liệu, dễ tiếp cận giới trẻ, hút êm và sâu nhưng việc trộn nhiều hàm lượng nicotine trong loại t.huốc l.á này sẽ làm cho tỷ lệ giới trẻ nghiện tăng lên nhanh chóng. Nhiều đối tượng có thể lợi dụng khe hở này để tăng lượng nicotine, thậm chí pha trộn cả h.eroin trong shisha hay t.huốc l.á điện tử, lâu dài gây nghiện. Điều này sẽ gây tác hại cho cho sức khỏe, kinh tế, tương lai nòi giống Việt Nam và trật tự, an toàn xã hội.

Đặc biệt, tính an toàn của hệ thống t.huốc l.á điện tử không tốt. Tại Mỹ, đã ghi nhận hơn hai nghìn trường hợp thương vong, 39 ca t.ử v.ong liên quan t.huốc l.á điện tử. Rõ ràng, t.huốc l.á điện tử hay shisha có những tác hại lớn.

Theo infonet.vietnamnet.vn

Apple Watch không thể phát hiện AFib ở nhịp tim trên 120bpm

Điều đó đồng nghĩa là một phần ba ca rối loạn nhịp tim sẽ không bị phát hiện và cảnh báo qua Apple Watch

Bệnh Rung nhĩ – Artial Fibrillation (Afib) là sự nhiễu loạn trong nhịp đ.ập ở tim mà rất thường xảy ra ở người cao t.uổi. Thế nhưng một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 30% – 60% trường hợp Apple Watch không thể phát hiện AFib nếu nhịp tim của người dùng trên 120bpm.

apple watch khong the phat hien afib o nhip tim tren 120bpm 63a 4718840

AFib thường có nhịp tim từ 100 đến 175 nhịp mỗi phút (bpm), theo Mayo Clinic. Vào năm 2015, một nghiên cứu được công bố trên Annals of Medicine cho thấy trong một đoàn gồm 2,821 bệnh nhân mắc AFib mới khởi phát, có nhịp tim trung bình là 109 bpm. Nhưng có khoảng một phần ba bệnh nhân có nhịp tim trên 120.

Trong một nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Circulation, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng của Apple Watch để phát hiện AFib ở một nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật tim, một biến chứng thường gặp sau thủ thuật này. Nghiên cứu cho thấy Apple Watch đã phát hiện ra sự bất thường chỉ trong 34 trên 90 trường hợp, độ chính xác chỉ là 41%.

Apple phản hồi một cách khá bảo thụ khi cho rằng nếu không có thiết bị như Apple Watch thì tỷ lệ phát hiện AFib ở những người không có triệu chứng sẽ là 0%. Có thể phát hiện các trường hợp với tỷ lệ 40% – 70% là tốt hơn nhiều so với không có gì.

Minh Huệ

Theo 9to5mac/nghenhinvietnam.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *