Chế độ ăn low carb (ít tinh bột, chất đường) là lựa chọn ưu tiên của nhiều người muốn giảm cân. Hơn thế nữa, một nghiên cứu mới đây còn phát hiện low carb có thể ngăn ngừa, thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa não.
Chế độ ăn low-carb (ít tinh bột, chất đường) được cho là có thể ngăn ngừa các triệu chứng của lão hóa não – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Stony Brook (Mỹ) thực hiện. Họ nhận thấy những dấu hiệu suy giảm thần kinh do t.uổi tác có thể xuất hiện từ t.uổi 47, tức sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ, theo Daily Mail.
Nhóm nghiên cứu tin rằng điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn, chủ yếu là giảm tinh bột tinh chế có thể ngăn chặn, thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa não.
Trong nghiên cứu, khoảng 1.000 người, t.uổi từ 18 đến 88, được quét não. Sau đó, họ được chia ra 2 nhóm. Nhóm thứ nhất ăn theo chế độ ăn bình thường.
Nhóm thứ hai áp dụng ăn kiêng low carb, tức tránh các món có nhiều tinh bột. Những người này được ăn thịt, cá, rau xà lách và rau lá xanh, không ăn ngũ cốc, gạo, đường hay các loại thực vật có tinh bột như bí, bắp. Tất cả đều được kiểm tra để đ.ánh giá phản ứng não.
Kết quả cho thấy ở những người ăn low carb xuất hiện sự gia tăng hoạt động não. Các chức năng não cũng hoạt động ổn định hơn, theo Daily Mail.
Khi mọi người già đi, não bộ của họ bắt đầu mất khả năng chuyển hóa đường glucose một cách hiệu quả, khiến các tế bào thần kinh thiếu nguồn cung cấp năng lượng, chức năng não trở nên mất ổn định, giáo sư Lilianne Mujica-Parodi, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
Do đó, nhóm nghiên cứu muốn kiểm tra xem chức năng não có cải thiện không nếu não được cung cấp năng lượng từ một nguồn khác. Nguồn này là ketone, hợp chất hữu cơ mà cơ thể sẽ tạo ra khi chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Với chế độ ăn low carb, cơ thể những người tham gia đã chuyển sang trạng thái chuyển hóa mỡ thừa làm năng lượng thay vì dùng đường glucose, vốn được cơ thể chuyển hóa từ tinh bột.
Cơ thể họ đã lấy ketone làm năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Những kiểm tra cho thấy ketone giúp não hoạt động hiệu quả hơn, các chức năng thần kinh cũng ổn định hơn, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn
“Thực phẩm thuốc” trong điều trị bệnh cường giáp: Ăn uống đúng để giảm nhẹ bệnh tật
Bệnh cường giáp ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Đây là lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ bạn trong khi điều trị bệnh.
Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Cường giáp thuộc nhóm hội chứng tăng chuyển hóa. Tốc độ trao đổi chất cơ bản được tăng lên và quá trình phân giải protein cũng tăng theo.
Do đó, người bệnh cần cung cấp một chế độ ăn giàu calo, hàm lượng protein cao, cacbonat cao và vitamin cao để bù đắp cho việc tiêu thụ và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ hiệu quả hơn trong quá trình điều trị cường giáp.
Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh thông qua chế độ ăn uống
Trong Đông y, giải pháp ăn uống hỗ trợ để điều trị bệnh được gọi là “thực liệu”, tức là trị liệu bằng thực phẩm.
Mỗi khi bạn có một căn bệnh nào đó, bạn buộc phải tìm hiểu xem chế độ ăn uống cần phải thay đổi ra sao, nên ăn gì và không nên/hạn chế ăn gì, từ đó có thể hỗ trợ cơ thể phát triển theo hướng nâng cao thể trạng và loại bỏ/giảm nhẹ bệnh tật.
Sau đây là lời khuyên ăn uống dành cho người bị bệnh cường giáp.
1, Tăng lượng calo nhiều hơn bình thường
Chúng ta đều biết rằng khi mắc bệnh cường giáp, cơ thể sẽ tăng chuyển hóa, đó là lý do nhiều người bị gầy/sút cân nhanh hơn. Trong tình huống này, lượng calo ăn vào của mỗi người có thể cần điều chỉnh dựa vào tình trạng thực tế, dấu hiệu lâm sang và khả năng hấp thụ của người bệnh.
Thông thường, một số người sẽ phải tăng lượng calo từ 50% đến 70% so với người bình thường. Mỗi người nên ăn khoảng 12,55 14,64MJ (3000 – 3500kcal) mỗi ngày (bình thường là từ 2000 – 2500 kcal). Tránh ăn quá nhiều trong một lần, thay vào đó nên tăng lượng ăn đúng bữa, 3 bữa ăn chính bình thường, thêm 2 đến 3 lần trong bữa ăn phụ.
Khi điều trị lâm sàng được thực hiện, việc cung cấp năng lượng (calo) và các chất dinh dưỡng khác phải được điều chỉnh liên tục cho phù hợp với điều kiện điều trị thực tế. Việc ăn nhiều hơn bao nhiêu nên dựa vào chỉ số cân nặng của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
2, Tăng tinh bột (nhóm thực phẩm chứa carbohydrate)
Nếu bạn sút cân nhiều, nên tăng lượng cung cấp carbohydrate một cách thích hợp, thường chiếm 60% đến 70% tổng năng lượng ăn vào trong ngày.
Hàm lượng protein nên cao hơn người bình thường và có thể là 1,5-2g /kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày; không nên ăn quá nhiều protein (chất đạm) từ nguồn động vật bởi vì thịt cá thường có chất kích thích, do vậy thực phẩm động nên chiếm khoảng 33,3% tổng lượng protein (tương đương 1/3 chất đạm động vật và 2/3 chất đạm từ thực vật). Hàm lượng chất béo trong bữa ăn nên duy trì ở mức bình thường hoặc ít béo.
3, Duy trì khẩu phần ăn có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhiều loại
Nên chuẩn bị bữa ăn cho người bị cường giáp với nhiều món ăn đa dạng, chất dinh dưỡng phong phú, tăng cường cung cấp khoáng chất, đặc biệt là kali, canxi và phốt pho, v.v., nếu bị tiêu chảy, bạn càng đặc biệt phải chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp.
Chọn thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C, ăn thêm gan, nội tạng động vật, rau lá xanh tươi với lượng thích hợp và bổ sung các chế phẩm vitamin (dạng thuốc) nếu cần thiết.
Mục đích của liệu pháp dinh dưỡng là điều chỉnh mức tiêu thụ gây ra bởi quá trình trao đổi chất và cải thiện tình trạng của toàn cơ thể thông qua việc bổ sung lượng calo cao, protein cao, vitamin và canxi và phốt pho cao.
Nên lưu ý trong chế độ ăn
1, Công thức 3 thứ nên nhiều, 1 thứ nên hạn chế, 1 thứ phù hợp
Trong đó, công thức 3 nhiều bao gồm: Hàm lượng calo nên nhiều hơn, hàm lượng chất đạm (protein) nhiều hơn, và hàm lượng vitamin nhiều hơn.
Một chất cần hạn chế đó là ít i-ốt
Thứ 3 là bổ sung hàm lượng canxi và phốt pho thích hợp.
2, Tăng số lượng bữa ăn
Để điều chỉnh mức tiêu thụ của cơ thể ở mức hợp lý, mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên tăng cường ăn nhẹ vào giữa giờ, việc này giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bổ sung dinh dưỡng tối ưu hơn.
3, Phân bổ và điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh cường giáp
Thực phẩm nên ăn: Nên dựa theo thói quen ăn uống và chế độ ăn uống thông thường của bệnh nhân, có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột, như gạo, mì, bánh từ gạo, bánh từ bột mì, khoai tây, bí ngô, v.v.
Bổ sung các loại thực phẩm động vật như thịt dê, thịt bò, thịt lợn.
Bổ sung các loại rau củ quả tươi, thực phẩm giàu canxi và phốt pho, chẳng hạn như sữa. Khi bạn có chỉ số kali thấp, bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu kali như cam, táo và các loại trái cây khác.
Thực phẩm nên tránh/hạn chế: Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa iốt như tảo, rong biển, muối iốt, v.v.
Thực phẩm nên ăn ít: Chất xơ. Thực phẩm chứa nhiều cellulose nên được hạn chế ở mức thích hợp. Bệnh nhân cường giáp thường đi kèm với đại tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy. Do đó, thực phẩm có nhiều chất xơ nên được hạn chế để giảm tần suất đi đại tiện.
Theo Health/39/nhipsongviet