Ứng phó dịch Covid – 19: Ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo

Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, việc hạn chế lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của những người đang cách ly.

ung pho dich covid 19 ngan nguy co lay nhiem cheo b11 4788478

Chủ tịch UBND thành phố Hà N.ội yêu cầu không gửi đồ tiếp tế vào các khu cách ly tập trung Ảnh: PV

Không nhận đồ tiếp tế

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội ngày 23/3, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, đã xuất hiện ca bệnh là nhân viên y tế và nguy cơ lây nhiễm đối với nhân viên y tế có thể tăng lên trong thời gian tới. Sở Y tế đã tổ chức tập huấn trực tuyến, phổ biến phòng chống lây nhiễm chéo và tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng, các gia đình có thân nhân đi cách ly tập trung nên yên tâm vì họ đang được phục vụ rất tốt, không cần phải gửi đồ đạc, đồ ăn. “Không nên quá lo lắng, nếu mua đồ ăn mà không được khử khuẩn, đưa vào khu cách ly tập trung thì rất nguy hiểm. Các đơn vị quản lý cần không tiếp nhận gửi quà”, ông Chung nói. Tất cả các trường hợp được đưa vào các khu cách ly tập trung cần xét nghiệm 2 lần, một lần lúc mới vào và một lần trước khi hết hạn 14 ngày. “Khi về rồi vẫn phải tiếp tục cách ly thêm 14 ngày để đủ 28 ngày”, ông nói.

Ông Chung lưu ý, y bác sĩ tham gia điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, những người làm việc tại các khu cách ly tập trung có nguy cơ cao nhiễm bệnh, vì thế cần phải được bố trí khu riêng, không được về nhà, tránh lây nhiễm cho người thân, gia đình, cộng đồng.

“Với các bác sĩ, sau khi các bệnh nhân dương tính khỏi bệnh xuất viện rồi thì vẫn cần tiếp tục cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn. Trong toàn bộ quá trình chữa bệnh thì không được về nhà, phải sinh hoạt tập trung”, ông nói.

Phụ thuộc vào ý thức

Trao đổi với phóng viên T.iền Phong ngày 24/3, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, với các khu cách ly tập trung, ngay từ trước khi tiếp nhận người vào đã tiến hành khử khuẩn và tiếp tục thực hiện thường kỳ trong những ngày cách ly. “Thứ hai, người được cách ly phải thực hiện nghiêm túc quy định đảm bảo an toàn.

Phải đeo khẩu trang, xử lý rác thải theo đúng quy định, thực hiện nghiêm việc sử dụng đồ đạc, vật dụng riêng. Quần áo, trang phục phải được giặt theo đúng quy định hằng ngày. Thực hiện giám sát sức khỏe theo định kỳ hằng ngày. Có biểu hiện của bệnh phải chủ động báo cáo”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, những trường hợp có biểu hiện bệnh đều được xử lý một cách nhanh nhất. “Ví dụ, trong trường hợp phòng có 5 người mà 1 người có triệu chứng sốt thì 4 người sẽ được chuyển sang phòng khác. Người bị sốt sẽ được xét nghiệm, chuyển sang viện để theo dõi. Về cơ bản là công tác đảm bảo chống lây nhiễm chéo gần như tuyệt đối, có thể yên tâm”, ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc đảm bảo không lây nhiễm chéo lại phụ thuộc vào ý thức của chính những người đang thực hiện cách ly. “Ví dụ, anh không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi, rồi có triệu chứng bệnh nhưng không thông báo kịp thời, chủ quan thì cũng rất khó cho những cán bộ y tế giám sát ở đó”, ông Tuấn nói.

Về thắc mắc có những trường hợp về đến trung tâm cách ly mới phát hiện dương tính Covid-19, ông Tuấn nói rằng, trước đây thực hiện lấy mẫu ở sân bay, nhưng hiện tại thực hiện lấy mẫu ở trung tâm. Việc xét nghiệm ban đầu là sàng lọc, tất cả mọi người, khác với việc lấy mẫu khi đã có triệu chứng. “Nếu trong phòng xuất hiện ca dương tính thì cũng khó lây nhiễm chéo bởi thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Việc lây nhiễm trong phòng vì thế rất hạn chế, chứ không phải cứ ở chung phòng là lây chéo”, ông Tuấn nói.

Liên quan khu cách ly người nước ngoài tại khách sạn Hòa Bình, ông Tuấn nói: “Toàn bộ khuôn viên đã được khống chế rồi, không ai ra vào nếu không có nhiệm vụ. Hơn nữa, bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp nên không có vấn đề gì cả. Những người thực hiện cách ly tại đây cũng không phải là bệnh nhân. Nếu xuất hiện ca dương tính thì vận chuyển đi nơi khác ngay”.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định hỗ trợ t.iền ăn 100.000 đồng/ngày/người trong thời gian cách ly y tế với các trường hợp là người Việt Nam và người nước ngoài bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại khu vực phong tỏa cách ly do BCĐ phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định, tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung. Về các chế độ đối với người tham gia chống dịch, thành phố quyết định chế độ phụ cấp 200.000 đồng/ngày/người. P.V

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố vừa bố trí thêm 5 khu cách ly tập trung với quy mô 12.100 chỗ ở. Đến nay, Hà Nội đã bố trí 15 khu cách ly (9 khu của quân đội, 1 khu của Bệnh viện Công an thành phố và 5 khu dân sự) với 14.629 chỗ. Trong đó, khách sạn Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm) có 80 chỗ ở dành cho người nước ngoài.

TRƯỜNG PHONG

Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 2 tháng, chừng ấy thời gian các bác sĩ làm việc quần quật, nên có nhiều lúc sơ hở khó tránh.

Điều không mong muốn đã xảy ra

Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều 24/3, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại BV đang điều trị cho 46 bệnh nhân mắc Covid-19.

Ngoài ra, mỗi ngày BV lấy mẫu, xét nghiệm cho hàng trăm trường hợp trong đó có 348 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi chặt.

Do số lượng bệnh nhân đông, mật độ tương đối nhiều nên dù bệnh viện đã phân luồng, sàng lọc và cách ly người nhiễm chặt chẽ, đồng thời hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn nhưng 1 bác sĩ khoa Cấp cứu vẫn bị nhiễm Covid-19.

lanh dao bo y te noi ve vu lay nhiem cheo covid 19 trong benh vien 6b2 4787672

Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương làm việc trong mùa dịch

Cán bộ y tế này thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng trong nhiều ngày.

“Cuối cùng điều bệnh viện lo ngại và không mong muốn đã xảy ra. Đây là trường hợp rất đáng buồn với nhân viên của bệnh viện”, PGS Thạch nói.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho rằng, việc cán bộ y tế nhiễm bệnh là điều không ai mong muốn nhưng đã xảy ra. Trung Quốc đã từng ghi nhận tới hơn 3.000 y, bác sĩ lây nhiễm bệnh là bài học lớn với Việt Nam.

Do đã có lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang y bác sĩ nên PGS Khuê đề nghị, BV Bệnh nhiệt đới rà soát lại toàn bộ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm tra việc thực hiện của các khoa phòng, thậm chí có biện pháp kỷ luật với nơi nào làm không đúng.

“Phải làm việc nghiêm túc để dịch bệnh không lây lan nhiều cho cán bộ y tế. Việc tháo bỏ đồ phòng hộ như thế, xử lý đồ vải như thế nào… cần làm quyết liệt để mầm bệnh không lây trong bệnh viện, không lây ra môi trường, cán bộ y tế có đủ sức lực và niềm tin chiến đấu với đại dịch”, PGS Khuê nói.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị bệnh viện rà soát lại lực lượng nhân viên y tế để có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.

Với các trang thiết bị, nếu thiếu cần kịp thời báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp. Quan điểm Cục cũng như của Tiểu ban điều trị là dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của bệnh viện, vì đây là cơ sở y tế truyền nhiễm tuyến đầu của cả nước.

Nghiêm khắc hơn nữa để không thầy thuốc nào nhiễm bệnh

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đ.ánh giá cao những nỗ lực và cống hiến của tập thể y bác sĩ bệnh viện trong thời gian qua.

Sau khi ghi nhận 1 bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2, Thứ trưởng mong tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện tiếp tục động viên nhau, nỗ lực cố gắng hơn.

“Tai nạn với bác sĩ ở khoa Cấp cứu chúng ta cần hoàn toàn thông cảm khi các y bác sĩ đã phải tham gia cuộc chiến Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 tháng qua. Suốt ngày quần quật trong khoa, thay đồ rồi vào điều trị cho bệnh nhân. Ngày nào công việc cũng như thế thì chắc chắn sẽ có lúc sơ hở”, Thứ trưởng Sơn nói.

lanh dao bo y te noi ve vu lay nhiem cheo covid 19 trong benh vien 967 4787672

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu BV siết chặt các quy định để không có thêm thầy thuốc nào bị lây nhiễm Covid-19

Để không có thêm nhân viên y tế nào nhiễm bệnh, Thứ trưởng Sơn yêu cầu bệnh viện cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh… Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.

“Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác sĩ và cần có kế hoạch điều chuyển nhân lực để tránh môt nhóm bác sĩ và nhân viên bị quá tải”, Thứ trưởng Y tế lưu ý.

Về cách ly với chính cán bộ y tế, Thứ trưởng Sơn cho rằng có thể lựa chọn cách ly tại bệnh viện, bố trí khu riêng cho cán bộ y tế nghỉ ngơi hoặc sắp xếp một cơ sở cư trú gần bệnh viện. Trường hợp khó khăn thì có thể cách ly tại nhà nhưng phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số t.iền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bản thân Thứ trướng cũng gửi tặng các món quà đến bác sĩ của khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch.

Thúy Hạnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *