Người bệnh ung thư đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng (cần điều trị ICU – Hồi sức tích cực hoặc t.ử v.ong) cao hơn so với người không mắc ung thư.
Bệnh viện K tăng cường tần suất vệ sinh khử khuẩn các khu vực công cộng
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K dẫn thông tin từ một nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới The Lancet Oncology tháng 3/2020 cho thấy, người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn so với người không ung thư.
Người bệnh ung thư đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng (cần điều trị ICU – Hồi sức tích cực hoặc t.ử v.ong) cao hơn so với người không ung thư.
GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, các thuốc điều trị ung thư, đặc biệt là các thuốc sử dụng trong hóa trị có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch. Vì thế, nếu người bệnh bị sốt khi điều trị nhưng không có yếu tố dịch tễ hay tiếp xúc gần với người nghi nhiễm Covid-19 thì không có gì phải lo lắng. Nếu biểu hiện bất thường, người bệnh hãy liên lạc với bác sĩ điều trị và tuân thủ các hướng dẫn.
Giám đốc Bệnh viện K khuyến cáo người bệnh cần: Tránh tiếp xúc với nguồn lây, tránh đến nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng; Sử dụng khăn giấy nếu ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy đi. Hoặc ho, hắt hơi vào khuỷu tay chứ không phải bàn tay của mình; Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; Làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào như: tay nắm cửa, quầy hàng, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng, điện thoại… Nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người như bệnh viện, siêu thị…
Ngoài ra bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch chống lại bệnh ung thư cũng như các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Tăng cường các biện pháp bảo hộ cho người bệnh ung thư và sau điều trị ung thư; tích cực sàng lọc, theo dõi sát người bệnh ung thư lớn t.uổi hoặc có bệnh lý kèm theo.
THÁI HÀ (T.iền phong)
Bụi mịn do không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư não
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các hạt nano ô nhiễm không khí với ung thư não.
Các hạt siêu mịn (UFP) được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu, đặc biệt trong các động cơ diesel, cộng với mức phơi nhiễm cao làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư gây c.hết người.
Nghiên cứu cho thấy các hạt nano có thể xâm nhập vào não và mang hóa chất gây ung thư.
Ung thư não rất hiếm. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự gia tăng phơi nhiễm do ô nhiễm có thể gây thêm một trường hợp ung thư não cho mỗi 100.000 người bị phơi nhiễm.
Các hạt siêu mịn (UFP) phát ra từ ôtô và xe máy độc hại hơn nhiều so với các hạt bụi thông thường. Ảnh: Guardian.
Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Epidemiology cho thấy mức tăng ô nhiễm 10.000 hạt nano/cm3 trong một năm làm tăng nguy cơ ung thư não hơn 10%.
“Rủi ro môi trường như ô nhiễm không khí không lớn về quy mô nhưng chúng nghiêm trọng vì mọi người trong môi trường ô nhiễm đều bị phơi nhiễm”, Scott Weichenthal, tại Đại học McGill, Canada, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu đã phân tích hồ sơ y tế và phơi nhiễm ô nhiễm của 1,9 triệu người Canada trưởng thành từ năm 1991 đến 2016. Các nghiên cứu lớn như vậy cung cấp bằng chứng mạnh mẽ, mặc dù không thể đưa ra kết luận về mối liên hệ nhân quả.
Theo Guardian, một đ.ánh giá toàn cầu trước đó vào năm 2019 đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể con người.
Không khí độc hại có liên quan đến các tác động khác lên não, bao gồm giảm sút trí tuệ đáng kể, chứng mất trí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ô nhiễm không khí là “trường hợp khẩn cấp thầm lặng về sức khỏe cộng đồng”.
Theo Zing