Tế bào ung thư đã trao đổi thành phần với tế bào khỏe mạnh, để trở nên đa dạng về kích thước và hình dáng, khiến chúng khó bị t.iêu d.iệt bởi hóa trị liệu hơn.
Hầu hết các tế bào ung thư đều sẽ bị t.iêu d.iệt thông qua hóa trị liệu. Tuy nhiên, vì mỗi tế bào lại có độ nhạy riêng với hóa chất dùng để điều trị, nên gần như luôn có một lượng tế bào thoát được phương pháp điều trị này. Đây cũng chính là nguyên nhân mà ung thư có thể quay trở lại sau khi được chữa khỏi.
Trước đây, giới khoa học cho rằng, sự đa dạng của các tế bào ung thư trong một khối u, chủ yếu đến từ sự khác nhau về hệ gen. Tuy nhiên, một nghiên cứu vừa được công bố của các chuyên gia đến từ Đại học Sydney, lại khám phá ra một nguồn gốc hoàn toàn mới dẫn đến sự đa dạng này.
Năm 2012, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS Hans Zoellner đã công bố rằng, các tế bào ung thư có thể trao đổi thành phần của mình với các nguyên bào sợi khỏe mạnh xung quanh nó. Tuy nhiên, phải đến công trình lần này, cơ chế của quá trình trao đổi mới được giải thích một cách cụ thể.
Nhấn để phóng to ảnh
“Tất cả các tế bào trong cơ thể liên tục thăm dò những người hàng xóm, thông qua kết cấu giống như xúc tua. Chúng sẽ vươn xúc tua ra để thăm dò tế bào lân cận rồi sau đó rút lại, đấy là cách các tế bào cảm nhận môi trường xung quanh mình. Khi xúc tua của tế bào rút lại, áp suất chất lỏng bên trong đó sẽ tăng lên nhằm kéo tế bào chất quay về” – GS Hans Zoellner cho biết.
Nghiên cứu về các tế bào thông qua phim tua nhanh thời gian, GS Hans Zoellner nhận thấy rằng, quá trình trao đổi các thành phần giữa 2 tế bào sẽ xảy ra khi xúc tua bắt đầu rút lại. Điều thú vị là một phần tế bào chất từ xúc tua có thể thâm nhập vào bên trong tế bào mà nó đã tạm thời tiếp hợp, trong quá trình thăm dò.
Đi sâu vào nghiên cứu về quá trình trao đổi thành phần giữa tế bào ung thư và tế bào thường, nhóm của GS Hans Zoellner nhận thấy, tế bào ung thư đã trở nên đa dạng về kích thước và hình dáng, đồng thời di chuyển nhanh hơn từ sau khi xảy ra sự tiếp xúc giữa 2 tế bào.
“Giải mã được quá trình này, chúng ta sẽ có thể tìm được cách ngăn chặn tiếp xúc giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, từ đó giảm đi sự đa dạng của chúng và giúp hóa trị liệu trở nên hiệu quả hơn” – GS Hans Zoellner nhấn mạnh.
Minh Nhật
Thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene trong điều trị ung thư
Phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR xóa bỏ 3 gene gây ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh của các tế bào và thêm vào 1 gene khác để hỗ trợ diệt tế bào ung thư.
(Nguồn: nbcnews.com)
Ngày 6/11, các bác sỹ Mỹ đã tuyên bố lần đầu tiên thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định liệu công nghệ mới này có gia tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, các bác sỹ đã lấy tế bào của hệ thống miễn dịch trong m.áu bệnh nhân và chỉnh sửa gene để các tế bào này nhận ra và chống lại các tế bào ung thư, đồng thời gây ra ít phản ứng phụ nhất và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Phương pháp này xóa bỏ 3 gene gây ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh của các tế bào và thêm vào 1 gene khác để hỗ trợ diệt tế bào ung thư.
Các bác sỹ đã điều trị cho 3 bệnh nhân, trong đó hai bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy xương (multiple myeloma) – một dạng ung thư m.áu – và bệnh nhân thứ ba mắc chứng sarcoma – một loại ung thư mô mềm.
Sau 3 tháng thử nghiệm, kết quả bệnh tình của bệnh nhân thứ nhất tiếp tục tiến triển xấu, nhưng bệnh tình của bệnh nhân thứ hai lại khá ổn định. Bệnh nhân thứ ba mới được điều trị bằng phương pháp này nên chưa thể đưa ra nhận định.
Các bác sỹ dự định sẽ điều trị bằng công nghệ này cho khoảng 15 bệnh nhân nữa, sau đó sẽ có đ.ánh giá về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của phương pháp mới này.
Theo hãng tin NBC của Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, bác sỹ Edward Stadtmauer thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết thử nghiệm này là bằng chứng cho thấy hoàn toàn có thể thực hiện chỉnh sửa gene của các tế bào một cách an toàn.
Đến nay các tế bào được chỉnh sửa gene đưa vào cơ thể các bệnh nhân thử nghiệm vẫn ổn và nhân lên như dự tính. bác sỹ chuyên điều trị ung thư Aaron Gerds thuộc viện Cleveland cho biết các phương pháp trị liệu tế bào đối với ung thư m.áu hiện cũng cho kết quả tích cực, và công nghệ chỉnh sửa gene này có thể sẽ giúp cải thiện cả các phương pháp trị liệu tế bào.
Chỉnh sửa gene CRISPR là phương pháp thay đổi ADN vĩnh viễn nhằm tấn công vào tận gốc rễ của bệnh, cắt ADN ở một điểm nhất định.
Công nghệ này từ lâu đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm và hiện đang được thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân. Công nghệ điều chỉnh gien này không nhằm làm thay đổi ADN trong cơ thể con người.
Thay vào đó, tế bào của người bệnh được lấy ra, chỉnh sửa và đưa trở lại vào cơ thể người bệnh để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư.
Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử điều trị ung thư cho người bệnh bằng phương pháp này nhưng đây là lần đầu tiên việc thử nghiệm được tiến hành ở Mỹ./.
Hải Vân
Theo TTXVN/Vietnamplus