Mê đạp xe thể dục có khiến quý ông bị yếu chuyện ấy?

Một số ý kiến cho rằng, việc ngồi lâu khi đạp xe có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất t.inh t.rùng.

Hỏi: Tôi năm nay 31 t.uổi, có tham gia câu lạc bộ xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Đều đặn hàng sáng, tôi thường dành 1 tiếng để đạp xe trước khi đi làm. Tuy nhiên, gần đây lại nghe nhiều bạn bè bảo rằng, đạp xe nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Xin hỏi điều này có đúng không?

(Quốc Thắng, Hà Nội)

BS Trịnh Kiên Cường – Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trả lời:

Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, độ t.uổi, công việc,… đối với mỗi người là rất ý nghĩa, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe t.ình d.ục nói riêng.

me dap xe the duc co khien quy ong bi yeu chuyen ay 5ef 5372657

BS Trịnh Kiên Cường – Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Đạp xe nhiều có gây ảnh hưởng đến chất lượng t.inh t.rùng hay không là câu hỏi mà nhiều nam giới thắc mắc. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn sự ảnh hưởng của đạp xe đến chất lượng t.inh t.rùng.

Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản x.uất t.inh trùng. Ngoài ra việc ngồi lâu, tì ép nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tưới m.áu ở vùng bìu và cơ quan s.inh d.ục, gây rối l.oạn c.ương d.ương.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California Mỹ tiến hành trên 4000 người, trong đó 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội, 789 người chạy bộ thường xuyên cho thấy, những người đi xe đạp không bị ảnh hưởng đến khả năng t.ình d.ục và sức khỏe sinh sản nếu luyện tập điều độ.

me dap xe the duc co khien quy ong bi yeu chuyen ay fc1 5372657

Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản x.uất t.inh trùng.

Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc đạp xe đạp nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và t.ình d.ục hay không, nam giới cũng cần lưu ý một số điểm sau khi đạp xe để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

– Không ngồi trên xe quá lâu, chọn loại yên xe có thiết kế yên ngồi mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu hông.

– Kiểu dáng, kích thước xe phù hợp với cơ thể, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận s.inh d.ục bị cọ xát, tì ép nhiều.

– Trang phục phù hợp khi đạp xe, không chọn trang phục quá nóng, chật chội, bó sát người.

Tập luyện thể thao đúng cách, an toàn, cường độ thích hợp hầu như không gây ảnh hưởng đến chất lượng t.inh t.rùng. Một số môn thể thao có tính đối kháng cao như đá bóng, bóng rổ… cần chú ý tránh chấn thương vùng khung chậu.

Chớ xem thường thiếu m.áu não cục bộ tạm thời

Thiếu m.áu não cục bộ tạm thời (TMNCBTT) là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp m.áu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột.

Tình trạng này xảy ra tuy chưa gây tổn thương não vĩnh viễn ngay lập tức, nhưng lại là yếu tố dự báo những cơn đột quỵ trong tương lai.

TMNCBTT xảy ra khi nào?

TMNCBTT xảy ra khi một mạch m.áu đưa m.áu lên não bị tắc nghẽn, khiến lưu lượng m.áu đến một khu vực cụ thể bị chậm hoặc dừng hẳn lại. Điều này thường xảy ra theo 3 cách: Một cục m.áu đông hình thành trong mạch m.áu não và làm tắc nghẽn mạch m.áu. Một cục m.áu đông hình thành ở những bộ phận khác trong cơ thể và di chuyển đến não bộ, gây tắc nghẽn mạch m.áu. Một động mạch lớn hoặc nhỏ vận chuyển m.áu lên não gần như bị tắc nghẽn theo thời gian, thường là do chứng xơ vữa động mạch. Điều này gây lưu lượng m.áu thấp, mà lưu lượng m.áu sụt giảm quá thấp có thể gây ra TMNCBTT, thậm chí đột quỵ. Do đó cần cảnh giác, kể cả sau khi những triệu chứng của TMNCBTT đã biến mất.

TMNCBTT xảy ra trong thời gian không quá 24 giờ, thường dưới 1 giờ, hay tái phát và là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi m.áu não (đột quỵ). Khi các tế bào não bị thiếu m.áu tạm thời, khả năng truyền dẫn của tế bào não giảm sút nhanh chóng, dẫn đến các rối loạn. Tuy nhiên, do tính chất thiếu m.áu nhẹ và trong thời gian ngắn, các tế bào não chưa bị tổn thương vĩnh viễn và nếu được cung cấp m.áu trở lại thì chúng lại hoạt động bình thường.

Cơn TMNCBTT có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên gặp nhiều hơn vẫn vào thời gian từ 1 giờ sáng đến 12 giờ trưa và ít xảy ra vào khoảng từ 20-24 giờ. Vấn đề này có thể giải thích bằng sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn não theo thời gian trong ngày. Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng tới việc xuất hiện TMNCBTT như: thay đổi thời tiết một cách đột ngột, mùa đông gặp nhiều hơn mùa hè…

cho xem thuong thieu mau nao cuc bo tam thoi 120 5347412

TMNCBTT có thể dẫn tới đột quỵ.

Những ai dễ bị cơn TMNCBTT?

Giống đột quỵ, cơn TMNCBTT thường xảy ra ở người bị tăng huyết áp, cholesterol m.áu cao, hút t.huốc l.á, đái tháo đường, hẹp động mạch cảnh, người có bệnh tim mạch như: suy tim, dị tật tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, béo phì… gia đình có người bị bệnh mạch m.áu não, bệnh mạch vành hoặc động mạch ngoại biên trước t.uổi 60.

Lứa t.uổi thường xảy ra thiếu m.áu não tạm thời là từ 55-64 t.uổi, sau đó đến lứa t.uổi 65-70, trên 70 và dưới 55 t.uổi ít gặp hơn. Tỷ lệ TMNCBTT ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới khoảng 2 lần. TMNCBTT có thể xảy ra khi lao động gắng sức, nhất là ở những bệnh nhân có hội chứng bệnh lý “cướp m.áu dưới đòn”, nhưng cũng có thể xảy ra khi đang làm việc trí óc hoặc khi lao động nhẹ nhàng, khi đang nghỉ ngơi hoặc khi đang dạo phố…

Những dấu hiệu cảnh báo TMNCBTT

Triệu chứng của TMNCBTT giống như đột quỵ nhưng sau đó mất đi như thể liệt giả vờ. Các triệu chứng thường gặp là: Yếu một tay hoặc một chân hoặc cả tay và chân cùng bên làm người bệnh đi khó khăn; rối loạn cảm giác kiểu kiến bò hoặc tê cóng một bên cơ thể; yếu một bên cơ mặt, miệng méo; nói khó khăn; nhìn khó; nhức đầu dữ dội; chóng mặt; mất ý thức.

Nếu gặp các triệu chứng trên, hãy ghi lại thời gian chính xác mà các triệu chứng xảy ra. Đây có thể là một thông tin vô cùng hữu ích cho công tác cấp cứu. Nếu bạn nghi ngờ các triệu chứng xảy đến với mình là do TMNCBTT, hãy đến bệnh viện ngay, đừng chờ đến khi các triệu chứng biến mất.

Các bác sĩ cần phải đ.ánh giá, điều trị nguyên nhân gây ra TMNCBTT, sau đó lập một kế hoạch cụ thể để ngăn ngừa những cơn đột quỵ trong tương lai. Khi điều trị, họ sẽ tập trung vào 2 vấn đề: Nguyên nhân gây ra triệu chứng và làm thế nào để ngăn ngừa các cơn đột quỵ trong tương lai.

Cách phòng ngừa TMNCBTT

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thực hành lối sống khỏe mạnh là cách thức tốt nhất để phòng ngừa cơn TMNCBTT. Không hút thuốc. Giữ cân nặng chuẩn. Có chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhạt, ăn nhiều rau, trái cây và cá, ăn ít mỡ động vật. Uống rượu bia chừng mực.

Sống lành mạnh, thể dục vừa sức mỗi 30 phút hằng ngày như đi bộ nhanh, chạy chậm, đạp xe, bơi. Kiểm soát stress, vì stress là yếu tố có thể gây tăng huyết áp tạm thời (mối nguy của đột quỵ do xuất huyết) hoặc gây tăng huyết áp thực sự, ngoài ra có thể làm m.áu dễ đông (gây đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ). Kiểm soát tình trạng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, chữa trị sau nhồi m.áu cơ tim, bệnh tim mạch, rung nhĩ.

Khi thấy có các dấu hiệu của TMNCBTT, người bệnh cần đi khám ngay để điều trị, phòng ngừa các cơn đột quỵ có thể xảy ra sau đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *